Hiển thị các bài đăng có nhãn nhan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Nhận diện thương hiệu cùng màu sắc


Các nhà nghiên cứu tiếp thị đã chỉ ra rằng hơn 80% thông tin trực quan có dính dáng đến màu sắc. Nói cách khác, những thông tin được truyền tải bằng màu sắc cung cấp cho người dùng một số lợi ích hữu dụng.

Tác dụng của những màu sắc riêng biệt trên bao bì, nhãn mác để nhận diện sản phẩm có thể thấy ở mọi nơi, từ dược phẩm đến thiết bị công nghiệp. Một vài sản phẩm được đóng gói trong bao bì nhiều màu khác nhau. Ví dụ như phim Kodak đựng trong hộp màu vàng và đen trong khi phim Fuji lại màu xanh lá cây.

bao bi, nhan, nhan mac, in nhan mac, in bao bi


Các sản phẩm khác nhau về bao bì, nhãn mác có xu hướng đóng gói trong khoảng 2 hoặc 3 màu giống nhau, tuy nhiên lại có thiết kế khác nhau. Chẳng hạn, thuốc giặt tẩy thường có màu xanh, cam hoặc vàng, nhưng bao bì hay nhãn hiệu của chúng có thể khác nhau dù cho chúng đều có màu giống nhau.

Bạn sẽ có một chút rắc rối khi ngay bên cạnh hộp kẹo ngậm chữa ho ưa thích của bạn là một sản phẩm với bao bì có màu tương tự. Bạn sẽ rất dễ bỏ nhầm hộp kẹo có bao bì màu tương tự kia vào giỏ hàng của mình.

Gần đây, tầm quan trọng của màu sắc trong việc nhận diện thương hiệu đã không còn là một vấn đề luật pháp lớn nữa, và tòa án cũng khoan dung hơn. Người ta thắc mắc liệu luật bảo vệ màu sắc của thương hiệu có liên quan mật thiết đến một sản phẩm đặc biệt hay chỉ với nhà sản xuất.

Giờ đây một cuộc chiến màu sắc đang nổ ra và việc sử dụng màu sắc đang phát sinh những vụ kiện tụng chưa từng thấy.

Hãy xem xét thực tế rằng việc sử dụng màu sẽ có rất nhiều hạn chế. Nếu như cho phép các công ty được giữ một màu đơn hay tổng hợp màu sẽ dẫn đến việc "thâu tóm" hết những màu sắc hấp dẫn trong mỗi dòng sản phẩm.

Ở đây có 4 ví dụ về những vụ kiện xâm phạm thương hiệu "màu sắc":

1. Bao bì thức ăn tráng miệng ướp lạnh màu xanh biển (Mỹ)

Ambrit, một công ty thực phẩm ướp lạnh, đã bán sản phẩm đồ ăn tráng miệng đông lạnh của họ trong bao bì màu xanh hoàng gia. Hãng thực phẩm Kraft bắt chước và sử dụng cùng tông màu trên bao bì thức ăn tráng miệng đông lạnh của họ. Công ty Ambrit đã kiện hãng Kraft yêu cầu không được sử dụng màu này.

2. Thùng hàng màu đỏ (Mỹ)

Dap, một công ty cung ứng xây dựng, đã bán loại đá lát gốm matit đựng trong  một thùng 12 lít màu đỏ của mình nhiều năm nay. Khi hãng Đá lát màu MFG bán loại sản phẩm tương tự cũng trong thùng màu đỏ thì công ty Dap đã đâm đơn kiện.

3. Các gói kẹo nhiều màu (Mỹ)

Life Savers, một hãng kẹo nổi tiếng, đã sử dụng một màu nên với nhiều vạch màu sắc trên mỗi gói kẹo. Sau này, Hãng kẹo Curtiss đã giới thiệu thương hiệu kẹo cứng của họ cũng trong một bao bì với nhiều vạch màu sắc. Tất nhiên Life Savers cũng đã đâm đơn kiện Curtiss.

4. Những cuốn sách màu đỏ (Áo)

Một tác giả của hàng loạt những cuốn sách về các vấn đề luật pháp đã sử dụng một màu đỏ sậm cho bìa các cuốn sách của ông. Nhà xuất bản của một series sách luật khác đã tuyên bố rằng họ vẫn đang sử dụng màu đỏ tương tự và chính nhờ màu này đã phân biệt sách của họ với những cuốn sách khác. Họ đã kiện để đòi quyền bảo vệ thương hiệu cho màu này của họ.

Vậy những vụ kiện này ai sẽ chiến thắng. Liệu những người đâm đơn kiện có quyền sở hữu những màu sắc mà họ là người đầu tiên sử dụng cho sản phẩm của mình.

Ý nghĩa màu sắc và thương hiệu


Các nghiên cứu cho thấy rằng 85% các khách hàng mua sản phẩm là do những động lực thúc đẩy nhất thời. Chính vì thế mà vấn đề thiết kế màu sắc trên nhãn mác, bao bì, thương hiệu được các nhà sản xuất ngày càng coi trọng hơn. Theo một chuyên gia tư vấn về phối màu – Alain Chrisment: “Màu sắc chính là thông điệp đầu tiên của sản phẩm hướng đến người tiêu dùng và người tiêu dùng cũng sẽ cảm nhận được điều này ngay lập tức”.

Tuy nhiên, tầm quan trọng và ý nghĩa thực sự của màu sắc nhãn mác, bao bì, thương hiệu thương hiệu không đơn giản như vậy. Tại sao thương hiệu Coke mang màu đỏ? Thương hiệu UPS lại có màu nâu? Còn IBM là màu xanh da trời? Những ông chủ của những thương hiệu lớn này, hơn ai hết, là những người hiểu rõ nhất việc chọn lựa màu sắc thương hiệu không phải là một quyết định ngẫu hứng.

nhan mac, bao bi, in nhan mac, in bao bi


Ngoài ý nghĩa là yếu tố tác động lên mặt xúc cảm và trong đó thị giác là quan trọng nhất, màu sắc còn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc khơi gợi trí nhớ của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Nó kích thích tất cả những cơ quan cảm xúc và truyền đạt một cách nhanh nhanh nhất thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi đến khách hàng, đồng thời giúp việc gợi lại tính chất và hình ảnh của sản phẩm được dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, khi đi sâu vào khía cạnh tâm lý của màu sắc, thì đây lại là một vấn đề khá phức tạp. Tùy theo văn hóa, xứ sở và các ngành công nghiệp khác nhau mà màu sắc có những giá trị biểu đạt khác nhau. Trong khi người Anh thích màu xanh non của rau cải thì người Pháp cho đó là màu của sự giả tạo. Một chiếc máy hút bụi tím sẽ dễ dàng được chấp nhận tại Anh, nhưng tại Ý, đó là màu của tang tóc. Vì thế, để sản phẩm được chấp nhận tại thị trường nước ngoài, nhà sản xuất đôi khi phải thay đổi màu sắc thương hiệu trên cùng một loại sản phẩm.

Không mang tính tuyệt đối, song trong một cuộc nghiên cứu tại Mỹ gần đây, các chuyên gia về phối màu đã đưa ra những gợi ý về ý nghĩa phổ biến nhất của màu sắc trong kinh doanh như sau:

Màu xanh da trời: có thể được xem như màu của niềm tin, sự tin cậy và an toàn, được đảm bảo về tài chính. Đây là màu của bầu trời và biển cả nên nó rất được nhiều người ưa chuộng vì sự trong sáng và mát mẻ. Màu xanh da trời thường được lựa chọn làm màu chủ đạo khi thể hiện logo, biểu tượng hay thương hiệu sản phẩm của các cơ quan tài chính vì thông điệp mà nó mang đến cho khách hàng là sự ổn định và tin tưởng.

Pepsi là một trường hợp đặc biệt khi không ngần ngại sơn vỏ hộp cũng như để thương hiệu của mình mang màu xanh da trời, mặc dù màu này rất ít được các nhà sản xuất hàng tiêu dùng lựa chọn. Giám đốc bán hàng và tiếp thị quốc tế của hãng Pepsi, ông John Swanhaus - người đã có quyết định lựa chọn này đã giải thích: “Màu xanh mà chúng tôi đã chọn là một màu hiện đại và bình yên”.

Màu đỏ: đây là màu sắc tác động trực tiếp lên tuyến yên của bạn, làm tăng nhịp đập của con tim và là nguyên nhân khiến bạn thở nhanh hơn. Nó còn được gọi là màu của chiến tranh và quyền lực. Chính vì vậy mà nó thường được ưu tiên dành cho các nhãn hiệu hàng hóa cao cấp và xe hơi thể thao. Giám đốc điều hành hãng Renault khẳng định “dùng màu đỏ sẽ giúp các đường thẳng và các góc cạnh của chiếc xe được bộc lộ rõ nét hơn, do đó chiếc xe sẽ mang dáng thể thao và mạnh mẽ hơn khi lăn bánh”.

Và đây cũng là màu thu hút sự chú ý của mọi người nhiều nhất, thể hiện sự năng động, tràn đầy năng lượng và tạo ra cảm giác khêu gợi, kích thích trí tò mò. Nó cũng gợi nên sự đam mê, tình yêu và lòng ham muốn, mà không một màu sắc nào khác có thể làm được điều này. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng khiến nhiều nhà sản xuất phải cân nhắc khi quyết định lựa chọn màu này cho thương hiệu của mình, vì nó cũng là “tín hiệu” của sự nguy hiểm và tình trạng nợ nần.

Màu xanh lá cây: Một thời gian dài trong quá khứ, màu xanh lá cây hầu như trở nên “cấm kỵ” vì là màu của ma quỷ vào thời Trung Cổ. Nhưng ngày nay, quan niệm lỗi thời đó đã không còn nữa, xanh lá cây trở nên rất thông dụng đối với các sản phẩm tiêu dùng.

Màu xanh lá cây được coi là màu của mùa xuân, của sự đổi mới và sức khoẻ. Nó cũng mang lại những cảm giác yên ả và thanh bình. Tuy nhiên, ý nghĩa của màu sắc sẽ lập tức thay đổi nếu như có một chút biến đổi về sắc thái trong màu xanh lá cây. Mầu xanh lá cây đậm thường liên quan đến của cải và sự giàu có, thanh danh và uy tín. Trong khi đó, màu xanh lá cây nhạt thể hiện sự điềm tĩnh, êm đềm.

Mặc dù được nhiều nhà sản xuất hàng tiêu dùng lựa chọn, nhưng màu xanh lá cây đặc biệt không thích hợp với các sản phẩm nội thất. Trong trường hợp này, nó trở nên rất phản cảm với khách hàng.

Màu vàng: Trong đời sống xã hội, màu vàng thường được liên tưởng đến ánh nắng chói chang của mặt trời. Vì vậy, thông điệp mà nó đưa ra là chủ nghĩa lạc quan, tích cực, là ánh sáng và sự ấm áp. Mọi sắc thái khác nhau của màu vàng đều là động lực kích thích óc sáng tạo và mở ra những năng lực tiềm ẩn của con người. Thông thường, đôi mắt sẽ nhận ra màu vàng tươi trước các màu sắc khác, vì vậy, nếu bạn muốn sản phẩm của mình “đập” ngay vào mắt của khách hàng, hãy chọn màu vàng.

Màu đỏ tía: Đỏ tía là màu thích hợp nhất cho các dạng sáng tạo. Với sự pha trộn giữa sự đam mê của màu đỏ và sự êm ả của màu xanh da trời, ý nghĩa biểu đạt của nó mang một chút gì đó vừa huyền bí, vừa tinh tế, vừa có tính chất tâm linh, đồng thời lại thể hiện sự trung thành. Đây là màu của hoa oải hương, mà như bạn đã biết đấy, hoa oải hương thể hiện sự luyến tiếc và tính đa cảm.

Màu hồng: Thông điệp mà màu hồng đưa ra phụ thuộc vào độ đậm nhạt của màu sắc. Màu hồng đậm thể hiện năng lượng, sự trẻ trung, hóm hỉnh và kích động. Nó được xem như rất thích hợp với những sản phẩm không đắt tiền lắm và thuộc về thế giới thời trang của giới trẻ. Trong khi đó sự xuất hiện của màu hồng nhạt khiến người ta liên tưởng tới sự ủy mị, đa cảm. Còn màu hồng phớt lại là biểu tưởng của sự lãng mạn.

Màu da cam: đây là màu của sự vui vẻ, cởi mở, hài hước và tràn đầy sinh lực. Màu đỏ pha trộn với sự trẻ trung và sức sống của màu vàng, màu cam được xem như màu của tính tập thể và rất hợp với thế giới trẻ thơ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự xuất hiện của gam màu cam nhẹ hơn sẽ có tác dụng lôi cuốn và mở rộng quy mô thị trường. Màu này đặc biệt thích hợp với các trung tâm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và các nhà hàng.

Màu nâu: Không ngẫu nhiên mà màu nâu được coi là màu của thành công. Đây là màu của trái đất, vì vậy những thông điệp mà nó truyền tải đến khách hàng và tính đơn giản, lâu bền và sự ổn định. Tuy nhiên, tác dụng phản cảm mà nó gợi nên đối với khách hàng, đặc biệt là những người có thói quen và ưa chuộng sự ngăn nắp, sạch sẽ, đó là dễ làm cho họ liên tưởng đến màu của sự dơ bẩn.

Tuy nhiên, các gam màu nâu khác nhau cũng biểu đạt những ý tưởng và có ý nghĩa khác nhau. Màu nâu đỏ thường tạo ra cảm giác phóng to tầm nhìn lên. Vì tác dụng này mà màu nâu thường có xu hướng được sử dụng để che dấu sự lộn xộn và thiếu sạch sẽ. Nó chính là sự lựa chọn hợp lý của các hãng công nghiệp và vận chuyển bằng xe tải.

Màu đen: đây là gam màu sắc cổ điển, vừa thể hiện sự trang trọng, vừa thể hiện quyền lực. Ngoài ra nó còn là màu của sự tinh tế và huyền bí. Ngày nay, nó hay được sử dụng trong những sản phẩm xa xỉ, đắt tiền và có giá trị. Màu đen còn giúp bộc lộ ra cảm giác trang trọng nên cũng hay được dùng trong các dòng sản phẩm công nghệ cao.

Bên cạnh đó thì nhược điểm cơ bản nhất của màu đen là nó khiến cho sản phẩm trông nặng nề hơn.

Màu trắng: đây là màu gợi nên sự đơn giản, sạch sẽ và thanh khiết. Màu trắng như là màu của sự sáng chói, vì nó ngay lập tức được thu nhận vào tầm mắt của con người. Đối lập với màu đen, màu trắng sẽ cho cảm giác sản phẩm trông có vẻ nhẹ hơn. Màu trắng rất thích hợp đối với các thương hiệu và sản phẩm của trẻ thơ và liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, màu trắng cũng có những ý nghĩa trái ngược nhau. Đặc biệt, với người châu Á, đây là màu của tang tóc.

Tất cả các màu sắc nói trên đều có thể được phân loại thành hai gam màu cơ bản: gam màu nóng và gam màu lạnh. Nói chung, các màu được xếp vào gam màu ấm như đỏ, vàng thường phát ra những thông điệp về chính bản thân nhà sản xuất, đó là sinh lực và năng lượng dồi dào. Trong khi các màu sắc được xếp vào gam lạnh, như màu xanh da trời lại thể hiện sự bình yên và hướng tới sự phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, việc làm sáng hơn các gam màu lạnh sẽ làm tăng sự tác động lên cảm xúc của người tiêu dùng, nhưng đồng thời lại làm giảm đi thông điệp mà nó hướng tới là phục vụ khách hàng.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Lúc nào cần thay đổi nhãn hiệu?



Đối với nhiều thị trường và đa dạng hóa các dòng sản phẩm khiến các công ty đa nhãn hiệu/nhãn mác ngày nay đã tung ra thị trường hàng loạt các nhãn hiệu để phân tán rủi ro.Tuy nhiên, từ thập niên 90, ngày càng nhiều công ty đã nhận ra rằng rất nhiều trong số các nhãn hiệu của họ không hề có giá trị đối với công ty.

80% thành quả họ đạt được chủ yếu là do 20% các nhãn hiệu/nhãn mác đem lại. Vậy các công ty này nên xử lý thế nào? Liệu có nên sàng lọc và mạnh tay loại bỏ các nhãn hiệu/nhãn mác không đem lại lợi nhuận không? Nếu nhất thiết phải làm như vậy thì có cách nào để giữ lại khách hàng của mình không, hay ít ra là không làm khách hàng phật ý?

in an nhan mac, lam nhan mac, nhan mac, nhan

Tại sao cần loại bỏ nhãn hiệu/nhãn mác?

Trước khi đi đến quyết định chia tay với một nhãn hiệu/nhãn mác bất kỳ, bạn cần phải xác định rõ vị trí của nhãn hiệu đó trong tập hợp các nhãn hiệu bạn đang có và việc rút nhãn hiệu ra khỏi một thị trường cụ thể sẽ không đồng nghĩa với việc loại bỏ hẳn nhãn hiệu đó. Tuy nhiên thực tế kinh doanh cho thấy, có những nhãn hiệu đã từng rất nổi tiếng lại không nên duy trì nữa. Theo Martin Roll, chuyên gia tư vấn chiến lược hàng đầu châu Á, thì có 5 lý do để bạn loại bỏ một nhãn hiệu ra khỏi thị trường.

1. Chi phí để đổi mới nhãn hiệu quá lớn so với lợi nhuận mà nó thu được. Công ty quyết định loại bỏ, thay vì đổi mới nhãn hiệu, chính là do những thiệt hại mà bạn phải chịu thấp hơn nhiều so với việc đầu tư để làm mới nó. Tài chính luôn là yếu tố quan trọng và vì vậy, khi một nhãn hiệu không còn đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất thì việc chủ động từ bỏ, chuyển nhượng hoặc đơn giản là để nó tự biến mất luôn là những lựa chọn khôn ngoan.

2. Một khi nhãn hiệu đã tạo nên hình ảnh tiêu cực thì rất khó để cải thiện hình ảnh đó. Ví dụ, thuốc lá là mặt hàng luôn bị đặt dưới sự kiểm soát gắt gao của các cơ quan luật pháp, do đó, chỉ giữ lại nhãn hiệu tốt nhất và loại bỏ các nhãn hiệu khác là điều có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Chính vì lý do này mà Philip Morris Companies đã đổi tên Altria Group để thoát khỏi hình ảnh tiêu cực của nhãn hiệu cũ và để bảo vệ những nhãn hiệu khác như Kraft.

3. Đầu tư quá dàn trải vào nhãn hiệu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đầu tư cho từng nhãn hiệu. Một trong những hãng sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới Unilever năm 1999 đã phát hiện ra rằng họ có tới …1600 nhãn hiệu, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 400 nhãn hiệu đem lại 90% lợi nhuận cho hãng, còn 1200 nhãn hiệu kia chỉ đạt mức lợi nhuận tối thiểu, thậm chí thua lỗ. Đương nhiên sớm hay muộn điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới việc đầu tư vào các nhãn hiệu thành công. Đó chính là lý do để Unilever triển khai một chương trình loại bỏ nhãn hiệu.

4. Sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu của cùng một lĩnh vực. Nhiều công ty tạo ra các nhãn hiệu mà lại quên mất rằng chúng vô tình hướng tới cùng một đối tượng khách hàng và trở thành các đối thủ bất đắc dĩ của nhau. Do đó, khi đã xác định được một nhãn hiệu đi đầu trong một lĩnh vực, thì bạn nên nghĩ tới việc từ bỏ các nhãn hiệu yếu hơn trong lĩnh vực đó.

5. Công ty không tin tưởng vào sức mạnh của nhãn hiệu. Khi công ty không tin tưởng rằng nhãn hiệu của mình sẽ hoạt động hiệu quả thì họ sẽ không mấy chú trọng đầu tư cho nhãn hiệu đó. Kết quả là nhãn hiệu sẽ bị thị trường đào thải.

Loại bỏ nhãn hiệu như thế nào?

Chia tay với các nhãn hiệu đã từng đem lại lợi nhuận cho bạn quả là một việc khó khăn, một quá trình gian nan và đòi hỏi bạn phải thật khéo léo. Thông thường, các công ty thường cho rằng việc loại bỏ một vài nhãn hiệu nào đó sẽ làm họ mất khách hàng. Đây cũng chính là trở ngại lớn đối các công ty khi cơ cấu lại bộ nhãn hiệu của mình. Mặt khác, việc hoạch định lộ trình chi tiết để chấm dứt sự tồn tại của một nhãn hiệu cũng không đơn giản, chưa kể nguy cơ mất quyền lợi đối với nhãn hiệu cũng là một vấn đề không nhỏ. Bằng chứng là nhiều năm sau này, Procter & Gamble vẫn còn bị ám ảnh bởi nhãn hiệu giấy vệ sinh White Cloud và Charming mà mình đã loại bỏ.

Trước khi thực hiện chương trình tái cơ cấu nhãn hiệu, bạn cần xác định xem liệu công ty có sở hữu quá nhiều nhãn hiệu không. Nirmalya Kumar, một chuyên gia về tiếp thị và thương hiệu, đã đưa ra 10 câu hỏi để xác định mức độ phong phú của nhãn hiệu. Đương nhiên chúng ta nên kết hợp sử dụng các câu hỏi đúng/sai này với các thông tin liên quan đến nhãn hiệu như doanh số, doanh thu, chi phí, thị phần…

- Có phải 50% các nhãn hiệu của chúng ta không đem lại hiệu quả?

- Có phải công ty không thể đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh của mình trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo cho nhiều nhãn hiệu?

- Có phải công ty đang tiêu phí tiền của vào các nhãn hiệu yếu?

- Công ty có song song sử dụng các nhãn hiệu khác nhau cho cùng một sản phẩm tại những nước khác nhau?

- Việc đầu tư vào phân đoạn thị trường, sản xuất hàng hóa, xây dựng nhãn hiệu và tổ chức các kênh phân phối của một nhãn hiệu nào đó có chồng chéo không?

- Khách hàng của công ty có cho rằng các nhãn hiệu của công ty đang cạnh tranh lẫn nhau không?

- Các cửa hàng bán lẻ có phải lưu kho các sản phẩm thuộc một, hay một vài các nhãn hiệu nào đó của công ty hay không?

- Việc tăng cường quảng cáo cho một nhãn hiệu có làm ảnh hưởng tới doanh số của một nhãn hiệu nào khác không?

- Công ty có phải mất quá nhiều thời gian để phân bổ nguồn lực đầu tư cho các nhãn hiệu không?

- Giám đốc của nhãn hiệu này có coi giám đốc của nhãn hiệu kia là đối thủ lớn nhất của mình không?

Sau khi quyết định loại bỏ nhãn hiệu, bạn phải tiến hành một cách có hệ thống 4 bước sau đây:

Bước thứ nhất: tính toán các chi phí riêng và phân bổ các chi phí chung cho các nhãn hiệu để xác định mức lợi nhuận, thị phần và giá trị của từng nhãn hiệu.

Bước thứ hai: quyết định sẽ giữ lại bao nhiêu nhãn hiệu. Việc quyết định giữ lại nhãn hiệu nào phụ thuộc vào mức độ phù hợp của nhãn hiệu với những mục tiêu lâu dài của công ty, hoặc với các phân đoạn thị trường mà công ty đang hoạt động.

Bước thứ ba: đánh giá lại một lần nữa các nhãn hiệu để quyết định sát nhập, bán, cắt giảm đầu tư hay xóa bỏ nhãn hiệu

- Sát nhập nhãn hiệu: là việc chuyển nhượng các đặc tính, đặc điểm, giá trị hay hình ảnh của một nhãn hiệu. Bạn có thể lựa chọn cách này để thu lại một phần khoản tiền đã đầu tư vào nhãn hiệu

- Bán nhãn hiệu: Bán những nhãn hiệu không phù hợp với chiến lược của công ty, ngay cả khi nhãn hiệu đang hoạt động hiệu quả, sẽ giúp bạn loại bỏ bớt số đối thủ cạnh tranh trong tương lai.

- Vắt kiệt nhãn hiệu: Đôi khi việc bán các nhãn hiệu đang được khách hàng ưa chuộng không thực hiện được vì nhiều lý do. Trong trường hợp đó, thay vì tiếp tục tái đầu tư, bạn nên giữ lại càng nhiều lợi nhuận từ nhãn hiệu càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt giảm các chi phí tiếp thị và quảng cáo cho nhãn hiệu, thu hẹp tối đa mạng lưới phân phối cho tới khi nhãn hiệu không thể đứng vững được.

- Xóa bỏ nhãn hiệu: Đối với các nhãn hiệu ngay từ khi tung ra thị trường đã không thành công, bạn nên sớm quyết định xóa bỏ chúng, bất chấp khả năng bị khách hàng phản đối. Khi đó, bạn có thể tăng cường việc phát hàng dùng thử miễn phí, tặng phiếu giảm giá đối với các nhãn hiệu khác để giữ khách hàng,

Bước thứ tư: Phát triển các nhãn hiệu chủ chốt

Sau quá trình sàng lọc và loại bỏ những nhãn hiệu không thành công, lợi nhuận của bạn sẽ có xu hướng tăng lên. Mặc dù vậy, bạn không bao giờ được phép lơ là đối với các mục tiêu lâu dài của mình và phải tập trung thời gian, tiền bạc vào việc phát triển các nhãn hiệu còn lại. Chỉ khi tập trung vào một vài nhãn hiệu mạnh, bạn mới có lợi thế hơn hẳn trước các đối thủ cạnh tranh.

Tuy vậy, vẫn có những người cho rằng không nên loại bỏ mà nên phục hồi nhãn hiệu. Do đó, trong quá trình sàng lọc nhãn hiệu, bạn phải luôn đưa ra những lý do giải thích thỏa đáng, đồng thời tuân thủ nguyên tắc chỉ loại ra những nhãn hiệu yếu. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải nguy cơ khách hàng của mình sẽ tìm đến với các đối thủ cạnh tranh. Vậy nên bạn cần chú ý tới vấn đề này để có thể vẫn loại bỏ được nhãn hiệu yếu, vừa giữ được khách hàng của mình.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa?



Hiện tại có rất nhiều quan niệm khác nhau về "Thương hiệu" và “nhãn hiệu”. Xin lược qua một số quan niệm sau đây:

Từ điển "Longman tiếng Anh kinh doanh" đưa ra định nghĩa:"Thương hiệu" có xuất xứ là dấu hiệu của người sở hữu, thường được thể hiện bằng dấu đóng lên súc vật. Ngày nay thuật ngữ này thường được dùng như tên của người sản xuất, nhãn hiệu thương mại hay một ký hiệu trên hàng hoá, thường được đăng ký và bảo hộ, dùng để người sử dụng có thể dễ dàng phân biệt sản phẩm hay chất lượng sản phẩm ".

- Hiệp hội marketing Mỹ quan niệm rằng “Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định các sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh".

- Nhiều ý kiến cho rằng thương hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào dùng để phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Nói cách khác, thương hiệu là dấu hiệu để nhận biết sản phẩm/dịch vụ.

 in an nhan mac, lam nhan mac, nhan

Để có thể hiểu rõ hơn bản chất thuật ngữ "Thương hiệu", cần phân biệt "Thương hiệu" và "Nhãn hiệu hàng hoá"

Trong các tài liệu hiện nay được phổ biến ở Việt Nam, nhiều tác giả thường tạo ra cho người đọc cảm nhận rằng “thương hiệu” và "nhãn hiệu hàng hoá" là hai thuật ngữ đồng nhất và có thể thay thế nhau.

Tuy nhiên, "thương hiệu" và "nhãn hiệu" không nên xem là những khái niệm đồng nhất. Điều 785 Bộ Luật Dân sự của Việt Nam định nghĩa “Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Qua đó có thể thấy, "Thương hiệu" là khái niệm mang tính chất "bản chất", còn "Nhãn hiệu" mang tính chất "hình thức". Một nhãn hiệu hàng hoá có thể dùng để thể hiện thương hiệu nào đó, nhưng thương hiệu không phải chỉ được thể hiện bằng nhãn hiệu hàng hoá. Mặt khác, thương hiệu có thể chỉ thuần tuý thể hiện bằng một tên gọi và luôn gắn với một tên gọi, còn nhãn hiệu lại có thể bao gồm tên gọi, biểu tượng...

Một thuật ngữ nữa cũng cần được làm rõ để phân biệt với "Thương hiệu", đó là "Tên thương mại".

Việt Nam, tên thương mại được bảo hộ theo Nghị định 54 là "tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh."

Như vậy, có thể thấy "Thương hiệu", "Nhãn hiệu hàng hoá", ""Tên thương mại" là những thuật ngữ không hoàn toàn đồng nhất, mặc dù chúng có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó, thương hiệu có thể được nhận biết nhờ vào nhãn hiệu hàng hóa hoặc/và tên thương mại.

Tóm lại, thương hiệu có thể hiểu về bản chất là danh tiếng của sản phẩm, dịch vụ hoặc của doanh nghiệp mà khách hàng nhận biết nhờ vào nhãn hiệu hàng hoá và những yếu tố ẩn bên trong nhãn hiệu đó.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

In nhãn mác đẹp



In Nhãn mác hay In Tem nhãn tuy không được nói đến nhiều và diễn ra sôi động như các dịch vụ in ấn khác như In Bao bì hay In Catalogue, In Tờ rơi,… nhưng nó có tầm quan trọng nhất định bởi trong nhiều trường hợp nó là phương tiện quảng cáo tối ưu nhất có thể ứng dụng được lên bề mặt sản phẩm, và ở nhiều trường hợp khác lại do yếu tố luật pháp quy định bởi sự liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quyền lợi của người sử dụng.

nhan quan ao, nhan mac, in nhan mac

Nhãn mác hay tem nhãn là một danh từ chung đại diện cho rất nhiều các hình thức thể hiện cụ thể khác nhau như: Nhãn lọ thuốc, Mác quần áo, Nhãn phụ sản phẩm, Tem bảo hành, Tem bảo đảm,… tất cả những loại hình tem nhãn đó chỉ có tác dụng khi chúng được đính hoặc dán lên một sản phẩm cụ thể nào đó. Mỗi một loại tem nhãn sẽ có một đặc điểm riêng về cách thức thiết kế cũng như hình thức in ấn nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau do vậy việc In nhãn mác hay In tem nhãn cũng rất đa dạng về phương pháp in ấn và chất liệu sử dụng.

Có thể kể đến một số chủng loại chất liệu thường được sử dụng để in tem nhãn mác như: Giấy, Decal giấy và Decal nhựa,… Về cơ bản Decal nhựa cũng giống như Decal giấy – đều có 1 lớp mặt để in, mặt còn lại được tráng keo acrilic và phủ bảo vệ bằng một lớp đế giấy Craft, nhưng Decal nhựa lại có đa dạng các hình thức lớp mặt được sản xuất nhằm đáp ứng cho nhiều mục đích, yêu cầu sử dụng khác nhau.

Decal nhựa có ưu điểm là có độ kết dính rất cao, tồn tại được trong nhiều môi trường khắc nghiệt: nắng, mưa, đông lạnh, môi trường có nhiệt độ cao hay độ ẩm lớn,… Do vậy Decal nhựa được ứng dụng rất rộng rãi để in tem nhãn mác trong nhiều lĩnh vực như: Thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, nội – ngoại thất, kim khí điện máy, các sản phẩm đóng gói – đóng hộp,… Những loại Decal nhựa thường được sử dụng nhiều nhất là: Decal đông lạnh, Decal trong, Decal sữa, Decal bạc, Decal nhôm, Decal thiếc, Decal phản quang, …


Về cơ bản Thiết kế và In Nhãn mác có thể không nhất thiết phải được thể hiện một cách ấn tượng như một bao gói sản phẩm hoặc nổi bật như cuốn Catalogue hay long lanh như một Tờ rơi và thông tin trên nhãn mác chỉ cần ở mức cơ bản, đầy đủ mà không cần hoa mỹ như trên các ấn phẩm quảng cáo khác… nhưng những thông tin liên quan đến bản chất thực của sản phẩm như nguồn gốc, xuất sứ, thành phần, hay khuyến cáo… thì bắt buộc phải có trên tem nhãn. Do vậy việc In Tem nhãn mác cũng có những đòi hỏi nhất định về chất lượng in ấn như: hình ảnh in phải rõ ràng sắc nét, màu sắc thể hiện trung thực phản ánh đúng nội dung sản phẩm bên trong, tuổi thọ bền bỉ trong suốt thời hạn sử dụng của sản phẩm.


Đến với chúng tôi - APSARA sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu về In Tem nhãn, In Nhãn mác chất lượng cao của quý khách như Nhãn sản phẩm, Tem bảo hành, Nhãn thương hiệu,… hoàn toàn có thể cung cấp được cho Quý khách hàng những sản phẩm tem nhãn mác đảm bảo về chất lượng, tiến độ, cũng như giá cả hợp lý nhất.