Hiển thị các bài đăng có nhãn bao bi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bao bi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Cách quảng cáo hiệu quả với bao bì


Có khi nào bạn đứng trước rất nhiều sản phẩm, hàng hóa, bao bì trong cửa hàng mà không biết phải chọn thứ nào? Ngoại trừ nếu bạn củ ý mua một món hàng nhất định, bạn sẽ phải mất khá nhiều thì giờ để suy nghĩ, lựa chọn vì thấy loại nào cũng tương tự như nhau, chỉ khác chăng là tên của công ty sản xuất, hình thức trình bày, màu sắc và giá cả của chúng. Điều này xảy ra thường xuyên cho những khách hàng không thích mua sắm và không rõ về giá cả. vậy thì lý do nào để một khách hàng chọn sản phẩm A, mà không chọn sản phẩm B, sản phẩm C, hoặc sản phẩm D?


Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra rằng, hầu hết những sản phẩm được chọn đều có những tên quen thuộc, được bày trên kệ ngang tầm mắt, được trình bày với những màu tươi như màu đỏ, màu xanh lá cây, màu vàng, và nhất là với giá tiền gồm những con số tận cùng bằng 9 và 8.
bao bi, in an bao bi,


Coca-Cola được tiêu thụ với số lượng lớn nhất tại Mỹ và trên toàn thế giới, gần gấp đôi so với đối thủ Pepsi. Yếu tố nào để Coca-Cola trở thành “đại gia” trong ngành nước giải khát? Đó là Coca-Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng. Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca-Cola bao giờ cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Coca-Cola phải trả tiền cho sự ưu tiên này. Một yếu tố khác mang đến thành công của Coca-Cola là sự trình bày bao bì của sản phẩm. Coca-Cola được đựng trong lon nhôm hoặc trong chai thủy tinh, bên ngoài dán nhãn hiệu màu đỏ tươi với hai chữ Coca Cola viết hoa theo chiều nghiêng 45 độ. Với màu đỏ tươi và với những đường cong trắng tuyệt diệu, Coca Cola đã thành công trong việc hấp dẫn và lôi cuốn khách hàng.


Nhiều người cho rằng Coca có vị ngon hơn Pepsi hoặc những loại nước giải khát khác. Không hẳn là như vậy. Trong thập niên 80, Pepsi đã tung ra một chiến lược với hy vọng có thể đánh bại Coca có gọi tên là “Let your tastes decide” (Hãy để vị giác của  bạn quyết định). Pepsi thiết lập những trạm nếm thử tại các siêu thị và các cửa hàng trên toàn nước Mỹ. Một cách kín đáo, những nhà tổ chức rót Coca và Pepsi vào hai ly khác nhau, sau đó mời gọi khách hàng hãy uống thử hai ly nước này và cho biết loại nào ngon hơn. Kết quả đã làm rất nhiều người ngạc nhiên. Hơn một nửa số người uống thử đã chọn Pepsi, mặc dầu nhiều người trong số này là những người đã uống Coca cả đời. Mặc dù vậy, chiến lược đó cũng chẳng giúp Pepsi làm nghiêng được cán cân thị trường về phía mình và vẫn phải tiếp tục nhường vị trí dẫn đầu cho Coca-Cola. Vậy thì điều gì đã giúp Coca Cola dánh bại Pepsi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ấy?


Một phần vì Coca-Cola đã ra đời trước và phần khác có lẽ nhờ vào kỹ thuật trình bày sản phẩm của Coca-Cola. Phải chăng vì cái mào đỏ tươi và những đường cong trắng tuyệt diệu của Coca-Cola đã hấp dẫn hơn vòng tròn xanh đỏ của Pepsi?


Với ví dụ trên, không ai có thể phủ nhận rằng, một hình thức đẹp sẽ là một lợi thế không thể bỏ qua trong cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu trên thị trường thế giới.

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Bao bì, nhãn mác và ý nghĩ của nó



Chất lượng sản phẩm trên bao bì, nhãn mác phải đầy đủ, rõ ràng các thông tin cơ bản là điều quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và năng lực cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.

 Những con số trên bao bì luôn nói lên giá trị của sản phẩm và người tiêu dùng không nên bỏ qua chi tiết này khi chọn mua hàng. Mua hàng theo thói quen thương hiệu hoặc sự bắt mắt của bao bì đẹp mà không lưu tâm đến các thông tin trên nhãn mác là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mua phải hàng giả, nhái hay hàng kém chất lượng.

Do vậy, nhãn mác hàng hóa là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn được sản phẩm theo đúng mong muốn. Và họ có quyền được biết đầy đủ thông tin về bản chất của sản phẩm để có sự lựa chọn chính xác nhất.

Đề cập đến tầm quan trọng của việc công bố thông tin sản phẩm trên bao bì, nhãn mác hàng hóa tại hội thảo “Những con số biết nói” diễn ra ngày 20/8 ở Hà Nội, ông Bạch Văn Mừng - Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết: “Thực trạng hiện nay là không ít doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh khi trình bày nhãn mác sản phẩm đã thiếu minh bạch hoặc không trung thực trong thông tin giới thiệu sản phẩm...
bao bi dep, nhan mac, in an bao bi

Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng ngộ nhận về tính năng của hàng hóa, sản phẩm và thất vọng khi không được như mình trông đợi. Đây là hiện tượng không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, khiến họ thiệt hại vì mua phải hàng hóa không đúng với giá trị”.

Trong dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dự kiến được trình Quốc hội thông qua trong năm nay có điều khoản quy định nghĩa vụ của người sản xuất hàng hóa phải cung cấp thông tin về sản phẩm của mình một cách công khai, minh bạch. Hiện nghị định 89/2006/NĐ-CP đã quy định các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hàng hóa được thể hiện cụ thể trên nhãn mác.

Đây là căn cứ giúp tiêu dùng nhận biết, lựa chọn và sử dụng; giúp nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hóa và giúp các cơ quan chức năng dễ dàng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

Tuy nhiên, về phía người tiêu dùng, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa, nội dung của chỉ dẫn trên nhãn mác. Bởi vậy, theo ông Bạch Văn Mừng, giới truyền thông phải tích cực hơn nữa trong việc thông tin đến người tiêu dùng, tuyên truyền và hướng dẫn cho họ về thói quen đọc hiểu bao bì sản phẩm trước khi quyết định chọn lựa; giúp họ chọn sản phẩm có chất lượng, đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mình mua.

Ví dụ thông tin về độ tuổi của sản phẩm đặc biệt quan trọng đối với một số ngành hàng đồ gỗ, các loại thực phẩm cần ủ men, rượu, xì gà... vì nó thể hiện chất lượng và giá trị của sản phẩm. Với những loại sản phẩm này, độ tuổi càng cao, giá trị sản phẩm càng lớn.

Cũng trong hội thảo "Những con số biết nói", ông Peter Prentice - người đạt danh hiệu “Keeper & Master of The Quaich” (danh hiệu dành cho người có cống hiến lớn cho ngành sản xuất whisky, ngành công nghiệp nổi bật của Scotland), đã nêu một vài dẫn chứng thú vị trong lĩnh vực của mình. Đối với các sản phẩm whisky thì thông tin bao bì gần như là nguồn duy nhất để người tiêu dùng tự thẩm định giá trị của hàng hóa trước khi mua hàng. Đây là một trong các dòng sản phẩm thuộc loại "hàng càng lâu năm càng quý".

Con số về độ tuổi sản phẩm luôn được ghi trên bao bì theo như điều lệ của Hiệp hội đại diện cho loại thức uống nổi tiếng của Scotland này. Đó là con số năm tối thiểu bắt buộc của các loại thức uống ủ trong thùng gỗ sồi được đem pha với nhau. Thông thường là các con số như 12 - 18 - 25 năm... vừa để công bố về độ tuổi, vừa để thể hiện đẳng cấp và chất lượng của sản phẩm. Riêng đối với những loại không ghi tuổi thì có thể ngầm hiểu chỉ có tối đa là 3 năm tuổi.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Bao bì bắt mắt là phải luôn biết cải tiến


Với bất kỳ việc mua một món hàng nào đó thì người tiêu dùng không chỉ trả tiền cho sản phẩm của mình cần mua mà còn phải thanh toán một khoản chi phí không nhỏ cho bao bì, nhãn mác. Trong một số trường hợp chi phí này lến đến 30% hoặc lớn hơn 30% tổng giá trị thanh toán, nhưng người mua vẫn vui lòng chấp nhận. Vì sao như vậy?

Các nhà sản xuất bao bì, nhãn mác phải cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định xem sẽ phải làm như thế nào để bao bì, nhãn mác phải là một thể thống nhất với sản phẩm và góp phần gia tăng giá trị của sản phẩm. Thiêng về bao bì còn phải có tính kinh tế, nghĩa là với một lượng vật liệu tối thiểu phải có số thành phẩm tối đa. Bao bì phải vừa khít, quá trình đóng gói sản phẩm dễ dàng ít tốn thời gian, giảm thiểu số màu in nhưng đạt hiệu quả trình bầy...

in bao bi, in an bao bi, bao bi, lam nhan mac, in nhan mac, nhan mac,

Có một điều quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ: Bao bì có tính động và thường xuyên thay đổi, vật liệu đòi hỏi phương pháp sản xuất mới vì vậy cần có thiết bị mới. Chu kỳ thay đổi sẽ ngày càng nhanh. Chất lượng bao bì sẽ ngày càng tốt hơn.

Ngoài ra, để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, quảng cáo sản phẩm bao bì cần phải được thiết kế tạo nên sự hấp dẫn, nổi bật của sản phẩm bên trong, phân biệt dễ dàng sản phẩm của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác...Bao bì phải đẹp và hấp dẫn. Màu sắc, hình ảnh, thông tin phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất sản phẩm. Màu phải bền với thời gian, ánh sáng, phải giống nhau giữa các đợt in khác nhau. Khi thiết kế bao bì phải thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm bên trong, đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng: Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sản phẩm, thành phần, hướng dẫn sử dụng... Trong một số trường hợp yêu cầu này cực kỳ nghiêm khắc như những bao bì dược phẩm.

Tuy vậy, tương lai công nghiệp bao bì sẽ phải đối đầu với những thách thức lớn về công nghệ, đó là khuynh hướng bao bì phải mỏng, nhẹ, an toàn hơn cho môi trường, năng suất đóng gói cao, in ấn đẹp hơn. Trong khi đó thì nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất bao bì ngày càng khan hiếm, yêu cầu của khách hàng đối với nhà sản xuất bao bì ngày càng khắt khe và đòi hỏi cao hơn, đồng thời sự quản lý của chính phủ ngày càng nghiêm khắc.

Trả lời về xu hướng bao bì toàn cầu, ông Herry Debney - Chủ tỉnh hội đồng bao bì Úc có nêu: “Cắt giảm chi phí; rút ngắn quá trình sản xuất; bao bì tiện lợi; thời gian sử dụng được kéo dài; hệ thống phân phối tiên tiến và quản lý hiệu quả kênh phân phối; bao bì như một công cụ marketing; quan tâm đến môi trường; thương mại điện tử và xu hướng toàn cầu hóa".

Việc đặt xu hướng cắt giảm chi phí lên hàng đầu là một sự thật không thể trốn tránh đối với tất cả các doanh nghiệp bao bì. Ngày nay chúng ta muốn giữ được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì phải liên tục nâng cao chất lượng hiệu quả trong sản xuất và dịch vụ, phải tìm ra các biện pháp nhằm phục vụ tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích cao nhất cho khách hàng.

Xem xét bao bì như một công cụ tiếp thị cũng là một xu hướng quan trọng mà chúng ta cần quan tâm. Việc thay đổi thói quen tiêu dùng mua hàng từ các cửa hiệu nhỏ đến mua hàng trong các siêu thị cũng ảnh hưởng nhiều đến thiết kế bao bì. Trung bình một siêu thị có khoảng 30.000 sản phẩm được bày bán thì 2/3 quyết định mua hàng được thực hiện ngay ở quầy. Mỗi khách thông thường có ý định mua 10 sản phẩm khi vào siêu thị, nhưng sau đó thường mua đến 19 sản phẩm, trung bình mỗi người mất 9 giây để quyết định mua hàng.

Như vậy, hình dáng, vẻ bề ngoài của bao bì, thương hiệu sản phẩm đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng. Các nhà quản lý thương hiệu sản phẩm ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu mang tính quốc tế và nhãn hiệu mang tính quốc gia. Điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất bao bì phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất và phân phối sản phẩm bao bì.

Các khách hàng trông đợi và nhà sản xuất sẽ mở rộng mạng lưới cung cấp bao bì không chỉ tại chỗ mà cả trong khu vực và toàn cầu. Thị trường mở rộng, phạm vi mở rộng, sản phẩm đa dạng đòi hỏi kha năng phối hợp nhịp nhàng linh hoạt thì ở đây yếu tố con người lại càng trở nên quan trọng và quyết định. Mối quan hệ giữa các nhà sản xuất bao bì, người sử dụng bao bì và người tiêu dùng đã trở nên quan trọng hơn lúc nào hết.

Công nghệ thay đổi, khoa học phát triển đó là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất, tuy nhiên đối với nền công nghiệp của Việt Nam chúng ta, và ở đây là công nghiệp bao bì chỉ thực sự lớn mạnh, đồng thời có khả năng cạnh tranh cao khi có sự liên kết chặt chẽ của các nhà sản xuất trong ngành, có định hướng đúng đắn của các nhà quản lý chiến lược. Đó thật sự là trách nhiệm và thách thức đối với mọi chúng ta.

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Nhận diện thương hiệu cùng màu sắc


Các nhà nghiên cứu tiếp thị đã chỉ ra rằng hơn 80% thông tin trực quan có dính dáng đến màu sắc. Nói cách khác, những thông tin được truyền tải bằng màu sắc cung cấp cho người dùng một số lợi ích hữu dụng.

Tác dụng của những màu sắc riêng biệt trên bao bì, nhãn mác để nhận diện sản phẩm có thể thấy ở mọi nơi, từ dược phẩm đến thiết bị công nghiệp. Một vài sản phẩm được đóng gói trong bao bì nhiều màu khác nhau. Ví dụ như phim Kodak đựng trong hộp màu vàng và đen trong khi phim Fuji lại màu xanh lá cây.

bao bi, nhan, nhan mac, in nhan mac, in bao bi


Các sản phẩm khác nhau về bao bì, nhãn mác có xu hướng đóng gói trong khoảng 2 hoặc 3 màu giống nhau, tuy nhiên lại có thiết kế khác nhau. Chẳng hạn, thuốc giặt tẩy thường có màu xanh, cam hoặc vàng, nhưng bao bì hay nhãn hiệu của chúng có thể khác nhau dù cho chúng đều có màu giống nhau.

Bạn sẽ có một chút rắc rối khi ngay bên cạnh hộp kẹo ngậm chữa ho ưa thích của bạn là một sản phẩm với bao bì có màu tương tự. Bạn sẽ rất dễ bỏ nhầm hộp kẹo có bao bì màu tương tự kia vào giỏ hàng của mình.

Gần đây, tầm quan trọng của màu sắc trong việc nhận diện thương hiệu đã không còn là một vấn đề luật pháp lớn nữa, và tòa án cũng khoan dung hơn. Người ta thắc mắc liệu luật bảo vệ màu sắc của thương hiệu có liên quan mật thiết đến một sản phẩm đặc biệt hay chỉ với nhà sản xuất.

Giờ đây một cuộc chiến màu sắc đang nổ ra và việc sử dụng màu sắc đang phát sinh những vụ kiện tụng chưa từng thấy.

Hãy xem xét thực tế rằng việc sử dụng màu sẽ có rất nhiều hạn chế. Nếu như cho phép các công ty được giữ một màu đơn hay tổng hợp màu sẽ dẫn đến việc "thâu tóm" hết những màu sắc hấp dẫn trong mỗi dòng sản phẩm.

Ở đây có 4 ví dụ về những vụ kiện xâm phạm thương hiệu "màu sắc":

1. Bao bì thức ăn tráng miệng ướp lạnh màu xanh biển (Mỹ)

Ambrit, một công ty thực phẩm ướp lạnh, đã bán sản phẩm đồ ăn tráng miệng đông lạnh của họ trong bao bì màu xanh hoàng gia. Hãng thực phẩm Kraft bắt chước và sử dụng cùng tông màu trên bao bì thức ăn tráng miệng đông lạnh của họ. Công ty Ambrit đã kiện hãng Kraft yêu cầu không được sử dụng màu này.

2. Thùng hàng màu đỏ (Mỹ)

Dap, một công ty cung ứng xây dựng, đã bán loại đá lát gốm matit đựng trong  một thùng 12 lít màu đỏ của mình nhiều năm nay. Khi hãng Đá lát màu MFG bán loại sản phẩm tương tự cũng trong thùng màu đỏ thì công ty Dap đã đâm đơn kiện.

3. Các gói kẹo nhiều màu (Mỹ)

Life Savers, một hãng kẹo nổi tiếng, đã sử dụng một màu nên với nhiều vạch màu sắc trên mỗi gói kẹo. Sau này, Hãng kẹo Curtiss đã giới thiệu thương hiệu kẹo cứng của họ cũng trong một bao bì với nhiều vạch màu sắc. Tất nhiên Life Savers cũng đã đâm đơn kiện Curtiss.

4. Những cuốn sách màu đỏ (Áo)

Một tác giả của hàng loạt những cuốn sách về các vấn đề luật pháp đã sử dụng một màu đỏ sậm cho bìa các cuốn sách của ông. Nhà xuất bản của một series sách luật khác đã tuyên bố rằng họ vẫn đang sử dụng màu đỏ tương tự và chính nhờ màu này đã phân biệt sách của họ với những cuốn sách khác. Họ đã kiện để đòi quyền bảo vệ thương hiệu cho màu này của họ.

Vậy những vụ kiện này ai sẽ chiến thắng. Liệu những người đâm đơn kiện có quyền sở hữu những màu sắc mà họ là người đầu tiên sử dụng cho sản phẩm của mình.

Ý nghĩa màu sắc và thương hiệu


Các nghiên cứu cho thấy rằng 85% các khách hàng mua sản phẩm là do những động lực thúc đẩy nhất thời. Chính vì thế mà vấn đề thiết kế màu sắc trên nhãn mác, bao bì, thương hiệu được các nhà sản xuất ngày càng coi trọng hơn. Theo một chuyên gia tư vấn về phối màu – Alain Chrisment: “Màu sắc chính là thông điệp đầu tiên của sản phẩm hướng đến người tiêu dùng và người tiêu dùng cũng sẽ cảm nhận được điều này ngay lập tức”.

Tuy nhiên, tầm quan trọng và ý nghĩa thực sự của màu sắc nhãn mác, bao bì, thương hiệu thương hiệu không đơn giản như vậy. Tại sao thương hiệu Coke mang màu đỏ? Thương hiệu UPS lại có màu nâu? Còn IBM là màu xanh da trời? Những ông chủ của những thương hiệu lớn này, hơn ai hết, là những người hiểu rõ nhất việc chọn lựa màu sắc thương hiệu không phải là một quyết định ngẫu hứng.

nhan mac, bao bi, in nhan mac, in bao bi


Ngoài ý nghĩa là yếu tố tác động lên mặt xúc cảm và trong đó thị giác là quan trọng nhất, màu sắc còn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc khơi gợi trí nhớ của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Nó kích thích tất cả những cơ quan cảm xúc và truyền đạt một cách nhanh nhanh nhất thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi đến khách hàng, đồng thời giúp việc gợi lại tính chất và hình ảnh của sản phẩm được dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, khi đi sâu vào khía cạnh tâm lý của màu sắc, thì đây lại là một vấn đề khá phức tạp. Tùy theo văn hóa, xứ sở và các ngành công nghiệp khác nhau mà màu sắc có những giá trị biểu đạt khác nhau. Trong khi người Anh thích màu xanh non của rau cải thì người Pháp cho đó là màu của sự giả tạo. Một chiếc máy hút bụi tím sẽ dễ dàng được chấp nhận tại Anh, nhưng tại Ý, đó là màu của tang tóc. Vì thế, để sản phẩm được chấp nhận tại thị trường nước ngoài, nhà sản xuất đôi khi phải thay đổi màu sắc thương hiệu trên cùng một loại sản phẩm.

Không mang tính tuyệt đối, song trong một cuộc nghiên cứu tại Mỹ gần đây, các chuyên gia về phối màu đã đưa ra những gợi ý về ý nghĩa phổ biến nhất của màu sắc trong kinh doanh như sau:

Màu xanh da trời: có thể được xem như màu của niềm tin, sự tin cậy và an toàn, được đảm bảo về tài chính. Đây là màu của bầu trời và biển cả nên nó rất được nhiều người ưa chuộng vì sự trong sáng và mát mẻ. Màu xanh da trời thường được lựa chọn làm màu chủ đạo khi thể hiện logo, biểu tượng hay thương hiệu sản phẩm của các cơ quan tài chính vì thông điệp mà nó mang đến cho khách hàng là sự ổn định và tin tưởng.

Pepsi là một trường hợp đặc biệt khi không ngần ngại sơn vỏ hộp cũng như để thương hiệu của mình mang màu xanh da trời, mặc dù màu này rất ít được các nhà sản xuất hàng tiêu dùng lựa chọn. Giám đốc bán hàng và tiếp thị quốc tế của hãng Pepsi, ông John Swanhaus - người đã có quyết định lựa chọn này đã giải thích: “Màu xanh mà chúng tôi đã chọn là một màu hiện đại và bình yên”.

Màu đỏ: đây là màu sắc tác động trực tiếp lên tuyến yên của bạn, làm tăng nhịp đập của con tim và là nguyên nhân khiến bạn thở nhanh hơn. Nó còn được gọi là màu của chiến tranh và quyền lực. Chính vì vậy mà nó thường được ưu tiên dành cho các nhãn hiệu hàng hóa cao cấp và xe hơi thể thao. Giám đốc điều hành hãng Renault khẳng định “dùng màu đỏ sẽ giúp các đường thẳng và các góc cạnh của chiếc xe được bộc lộ rõ nét hơn, do đó chiếc xe sẽ mang dáng thể thao và mạnh mẽ hơn khi lăn bánh”.

Và đây cũng là màu thu hút sự chú ý của mọi người nhiều nhất, thể hiện sự năng động, tràn đầy năng lượng và tạo ra cảm giác khêu gợi, kích thích trí tò mò. Nó cũng gợi nên sự đam mê, tình yêu và lòng ham muốn, mà không một màu sắc nào khác có thể làm được điều này. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng khiến nhiều nhà sản xuất phải cân nhắc khi quyết định lựa chọn màu này cho thương hiệu của mình, vì nó cũng là “tín hiệu” của sự nguy hiểm và tình trạng nợ nần.

Màu xanh lá cây: Một thời gian dài trong quá khứ, màu xanh lá cây hầu như trở nên “cấm kỵ” vì là màu của ma quỷ vào thời Trung Cổ. Nhưng ngày nay, quan niệm lỗi thời đó đã không còn nữa, xanh lá cây trở nên rất thông dụng đối với các sản phẩm tiêu dùng.

Màu xanh lá cây được coi là màu của mùa xuân, của sự đổi mới và sức khoẻ. Nó cũng mang lại những cảm giác yên ả và thanh bình. Tuy nhiên, ý nghĩa của màu sắc sẽ lập tức thay đổi nếu như có một chút biến đổi về sắc thái trong màu xanh lá cây. Mầu xanh lá cây đậm thường liên quan đến của cải và sự giàu có, thanh danh và uy tín. Trong khi đó, màu xanh lá cây nhạt thể hiện sự điềm tĩnh, êm đềm.

Mặc dù được nhiều nhà sản xuất hàng tiêu dùng lựa chọn, nhưng màu xanh lá cây đặc biệt không thích hợp với các sản phẩm nội thất. Trong trường hợp này, nó trở nên rất phản cảm với khách hàng.

Màu vàng: Trong đời sống xã hội, màu vàng thường được liên tưởng đến ánh nắng chói chang của mặt trời. Vì vậy, thông điệp mà nó đưa ra là chủ nghĩa lạc quan, tích cực, là ánh sáng và sự ấm áp. Mọi sắc thái khác nhau của màu vàng đều là động lực kích thích óc sáng tạo và mở ra những năng lực tiềm ẩn của con người. Thông thường, đôi mắt sẽ nhận ra màu vàng tươi trước các màu sắc khác, vì vậy, nếu bạn muốn sản phẩm của mình “đập” ngay vào mắt của khách hàng, hãy chọn màu vàng.

Màu đỏ tía: Đỏ tía là màu thích hợp nhất cho các dạng sáng tạo. Với sự pha trộn giữa sự đam mê của màu đỏ và sự êm ả của màu xanh da trời, ý nghĩa biểu đạt của nó mang một chút gì đó vừa huyền bí, vừa tinh tế, vừa có tính chất tâm linh, đồng thời lại thể hiện sự trung thành. Đây là màu của hoa oải hương, mà như bạn đã biết đấy, hoa oải hương thể hiện sự luyến tiếc và tính đa cảm.

Màu hồng: Thông điệp mà màu hồng đưa ra phụ thuộc vào độ đậm nhạt của màu sắc. Màu hồng đậm thể hiện năng lượng, sự trẻ trung, hóm hỉnh và kích động. Nó được xem như rất thích hợp với những sản phẩm không đắt tiền lắm và thuộc về thế giới thời trang của giới trẻ. Trong khi đó sự xuất hiện của màu hồng nhạt khiến người ta liên tưởng tới sự ủy mị, đa cảm. Còn màu hồng phớt lại là biểu tưởng của sự lãng mạn.

Màu da cam: đây là màu của sự vui vẻ, cởi mở, hài hước và tràn đầy sinh lực. Màu đỏ pha trộn với sự trẻ trung và sức sống của màu vàng, màu cam được xem như màu của tính tập thể và rất hợp với thế giới trẻ thơ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự xuất hiện của gam màu cam nhẹ hơn sẽ có tác dụng lôi cuốn và mở rộng quy mô thị trường. Màu này đặc biệt thích hợp với các trung tâm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và các nhà hàng.

Màu nâu: Không ngẫu nhiên mà màu nâu được coi là màu của thành công. Đây là màu của trái đất, vì vậy những thông điệp mà nó truyền tải đến khách hàng và tính đơn giản, lâu bền và sự ổn định. Tuy nhiên, tác dụng phản cảm mà nó gợi nên đối với khách hàng, đặc biệt là những người có thói quen và ưa chuộng sự ngăn nắp, sạch sẽ, đó là dễ làm cho họ liên tưởng đến màu của sự dơ bẩn.

Tuy nhiên, các gam màu nâu khác nhau cũng biểu đạt những ý tưởng và có ý nghĩa khác nhau. Màu nâu đỏ thường tạo ra cảm giác phóng to tầm nhìn lên. Vì tác dụng này mà màu nâu thường có xu hướng được sử dụng để che dấu sự lộn xộn và thiếu sạch sẽ. Nó chính là sự lựa chọn hợp lý của các hãng công nghiệp và vận chuyển bằng xe tải.

Màu đen: đây là gam màu sắc cổ điển, vừa thể hiện sự trang trọng, vừa thể hiện quyền lực. Ngoài ra nó còn là màu của sự tinh tế và huyền bí. Ngày nay, nó hay được sử dụng trong những sản phẩm xa xỉ, đắt tiền và có giá trị. Màu đen còn giúp bộc lộ ra cảm giác trang trọng nên cũng hay được dùng trong các dòng sản phẩm công nghệ cao.

Bên cạnh đó thì nhược điểm cơ bản nhất của màu đen là nó khiến cho sản phẩm trông nặng nề hơn.

Màu trắng: đây là màu gợi nên sự đơn giản, sạch sẽ và thanh khiết. Màu trắng như là màu của sự sáng chói, vì nó ngay lập tức được thu nhận vào tầm mắt của con người. Đối lập với màu đen, màu trắng sẽ cho cảm giác sản phẩm trông có vẻ nhẹ hơn. Màu trắng rất thích hợp đối với các thương hiệu và sản phẩm của trẻ thơ và liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, màu trắng cũng có những ý nghĩa trái ngược nhau. Đặc biệt, với người châu Á, đây là màu của tang tóc.

Tất cả các màu sắc nói trên đều có thể được phân loại thành hai gam màu cơ bản: gam màu nóng và gam màu lạnh. Nói chung, các màu được xếp vào gam màu ấm như đỏ, vàng thường phát ra những thông điệp về chính bản thân nhà sản xuất, đó là sinh lực và năng lượng dồi dào. Trong khi các màu sắc được xếp vào gam lạnh, như màu xanh da trời lại thể hiện sự bình yên và hướng tới sự phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, việc làm sáng hơn các gam màu lạnh sẽ làm tăng sự tác động lên cảm xúc của người tiêu dùng, nhưng đồng thời lại làm giảm đi thông điệp mà nó hướng tới là phục vụ khách hàng.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Những mẫu bao bì đẹp



 Mẫu bao bì sản phẩm có thể khiến người mua hàng ấn tượng và được tái sản xuất trong nhiều năm là một trong những thử thách thật sự của các nhà thiết kế đồ họa.

Bao bì đẹp không chỉ là vỏ bọc bên ngoài của sản phẩm mà còn là công cụ để giúp giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng cho bạn. Vì vậy, bạn việc thiết kế và in ấn bao bì cần phải chú trọng thật kỹ lưỡng.

Dưới đây là bộ sưu tập những mẫu bao bì đẹp và bắt mắt người tiêu dùng. Apsara chia sẻ những hình ảnh này không chỉ với mục đích gợi cảm hứng cho các nhà thiết kế bao bì sản phẩm mà còn muốn đem lại sự thú vị cho bạn đọc mỗi ngày bởi sự độc đáo của bao bì.

 Bao bì trái cây
bao bi trai cay

Bao bì nước trái cây
bao bi nuoc trai cay

Bao bì rượu
bao bi ruou

Bao bì dầu oliu
bao bi dau oliu

Bao bì mật ong
bao bi mat ong

 Bao bì hộp đựng gia vị
bao bi hop dung gia vi

 Bao bì thực phẩm chức năng
bao bi thuc pham

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Bao bì 6 trong 1



Vỏ hộp được xếp thành 6 lớp khác nhau, từ 3 loại nguyên liệu, và tráng nhựa bên ngoài cùng.
Hiện nay, những công nghệ mới trong ngành sản xuất bao bì đã cho phép chế tạo ra loại bao bì giấy dày 6 lớp. Thế nhưng, chúng có ưu điểm là siêu nhẹ nhưng lại bền, dai.

Theo Ông Quân Brown, Giám đốc Kỹ thuật Công ty Tetra Pak tại Việt Nam - một tập đoàn Thụy Điển chuyên cung cấp dây chuyền đóng gói bao bì giấy thì một bao bì giấy tiệt trùng (loại 1 lít) nặng khoảng 26g có thể chứa được khoảng… 1kg thực phẩm dạng lỏng.

 Bao bì 6 trong 1
 
bao bi dep, bao bi giayChúng gồm có những lớp giấy bìa và nhựa (75%), polyethylene (20%) và lớp lá nhôm siêu mỏng (5%). Các loại vật liệu này được ép một cách khéo léo để tạo thành một cấu trúc bền vững. Loại bìa sử dụng ngày nay có độ cứng cao hơn 20% so với loại bao bì cách đây 10 năm với cùng độ dày.

Vỏ hộp giấy cũng sử dụng lớp nhôm để giúp tồn trữ sản phẩm ở nhiệt độ bình thường trong thời gian dài. Đây là một lớp nhôm mỏng mà độ dày chỉ 0,0063 mm, tức là mỏng gấp 10 lần so với độ dày của một sợi tóc. 6 lớp của bao bì giấy được thiết kế để mỗi lớp đều có những tác dụng nhất định trong việc bảo vệ thực phẩm.

Lớp thứ 1: Nằm trong cùng và cũng là lớp tiếp xúc với thực phẩm thì được làm từ polyethylene và bao bọc kín thực phẩm.

Lớp thứ 2: Được làm từ polyethylene và đóng vai trò kết dính lớp 1 và lớp 3.

Lớp thứ 3: Là lớp nhôm, có nhiệm vụ làm rào chắn chống lại các ảnh hưởng có hại của không khí và ánh sáng.

Lớp thứ 4: Được làm từ nylon và có nhiệm vụ kết dính lớp 3 và lớp 5.

Lớp thứ 5: Là lớp giấy bìa để tạo hình dạng và độ cứng cho hộp giấy.

Lớp thứ 6: Được làm từ nylon có tác dụng ngăn cản độ ẩm từ bên ngoài xâm nhập vào.

Hộp giấy nhưng cũng là hộp bảo quản vitamin.

Nhờ những công nghệ mới nói trên, bao bì giấy có thể bảo quản tốt vitamin hơn các loại bao bì khác.

Theo các chuyên gia, thì lượng vitamin đựng trong chai thuỷ tinh giảm đi 40% khi bị chiếu sáng trong vòng 12 giờ nhưng với bao bì giấy, vitamin không hề bị suy giảm.

Nhờ vào đặc tính nói trên, các loại vitamin trong sữa như vitamin B2, vitamin A, B6, B12, C và K được giữ nguyên tính chất khi đến tay người tiêu dùng.

Khi thiết kế bao bì giấy, người ta không chỉ lo bảo quản vitamin trong sữa, thực phẩm cho khỏi bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời…

Các chuyên gia cho rằng, ngay cả ánh sáng từ đèn huỳnh quang ở các quầy hàng tại cửa hàng bán lẻ cũng có thể khiến vitamin trong sữa, thực phẩm bị thất thoát. Các dưỡng chất như axit folic, tryptophan và một số axit béo không bão hoà trong sữa sẽ bị sụt giảm dưới tác động của ánh sáng.

Một nghiên cứu của Mỹ cũng cho thấy lượng vitamin A của sản phẩm đựng trong các chai thủy tinh giảm đến 70% khi tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng trong quá trình vận chuyển và trưng bày hàng hoá.

Còn vitamin C, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, lành vết thương nhanh và chống ôxy hoá, khá không ổn định. Thậm chí, trong bóng tối, vitamin C bị mất đi 50% trong vòng 4 ngày.


Cùng một thời gian nằm dưới ánh sáng trực tiếp của đèn huỳnh quang trong các tủ trưng bày, lượng vitamin C của các thực phẩm đựng trong chai thuỷ tinh mất đi khoảng 95%. Trong khi đó, hộp giấy vẫn có thể bảo vệ được 30% lượng vitamin C.

Một ưu điểm khác của hộp giấy là bảo đảm cho sữa, thực phẩm giữ nguyên được hương vị của chúng.

Các nghiên cứu của Mỹ khám phá việc mất mùi vị của sữa trong các chai thủy tinh ở cường độ ánh sáng yếu trong vòng từ 6 - 12 giờ Thế nhưng hương vị sữa trong hộp giấy thì không hề bị ảnh hưởng…

Bao bì thương hiệu nói gì ?



Bao bì là yếu tố quan trọng góp một phần lớn vào thành công của công ty bạn. Bao bì đẹp có ảnh hưởng trực tiếp đến người mua, ảnh hưởng này có thể tích cực và cũng có thể tiêu cực. Một ấn tượng tiêu cực từ phía công ty có thể lái một khách hàng tiềm năng đi một hướng khác, hay nói khác đi công ty có thể mất khách hàng tiềm năng đó.

Nhưng một ấn tượng tích cực có thể sẽ là động cơ cho khách hàng chú ý đến một thương hiệu hay ra quyết định mua sản phẩm của thương hiệu đó. Bạn cần phải đặc biệt chú ý đến bao bì khi bạn chuẩn bị tung ra một thương hiệu mới. Nếu bạn đã có sẵn một thương hiệu mạnh mà mọi người dễ nhận dạng thì thông thường người tiêu dùng sẽ không chú ý mấy đến bao bì.

Làm thế nào để “đóng gói” và in ấn bao bì cho thương hiệu của bạn để nó có thể chứa đựng những thông điệp mà bạn cần chuyển tải đến khách hàng của mình? Xin chú ý một điều rằng, tôi không nói về bao bì là cái hộp để đựng một sản phẩm, mà tôi đang nói ở đây bao bì là một phương tiện thể hiện thương hiệu và hình ảnh của công ty bạn.

bao bi dep, bao bi

Bao bì công ty có thể được thể hiện bằng những phương tiện như:

- Danh thiếp, vật dụng văn phòng
- Website
- Hệ thống trả lời tự động
- Địa chỉ Email

Hình ảnh gì của công ty bạn được phản ánh trên những phương tiện ấy như thế nào? Chúng đang nói gì về công ty bạn? Hãy bỏ ra ít phút để xem chúng đang nói gì nhé:

Danh thiếp và các vật dụng văn phòng đang nói gì về công ty bạn? Chúng đang nói rằng chúng tôi khoẻ, tự tin, và thành công trong việc trợ giúp bạn? Hay chúng đang nói rằng chúng ta còn mới, kinh nghiệm còn yếu và chúng ta sẽ cố gắng hơn?

Website của bạn đang nói gì? Website của bạn có thể hiện tính chuyên nghiệp, và nói với khách hàng của bạn rằng bạn tôn trọng và có trách nhiệm với họ? Hay nó đang thể hiện hình ảnh tiêu cực về công ty, làm cho khách hàng không tin tưởng vào công ty, và cuối cùng là “đuổi” đi các khách hàng tiềm năng của công ty bạn.

Còn hệ thống trả lời tự động của công ty bạn thì sao? Hệ thống đó đang nói rằng chúng tôi có mặt để trợ giúp, và sẽ làm tất cả để hài long khách hàng? Hay nó đang nói rằng chúng tôi quá bận, không còn thời gian để tiếp khách, ước gì Quí khách đừng gọi nữa?

Thế còn thư điện tử đang nói gì? Nó có nói được chức vụ, vai trò của bạn trong công ty, nó có dễ nhớ không, nó có liên quan gì đến công ty bạn không? Hay nó chỉ là một địa chỉ vô nghĩa? Nếu bạn đang sử dụng beyeuchoanh@hnn.com.vn trong công việc….. thì đã đến lúc bạn nên đổi.

Tất cả những điều này đều có thể củng cố hày làm suy yếu thương hiệu của bạn. Hình ảnh thương hiệu của bạn tất cả đều thể hiện trên “bao bì”. Nếu bạn nghĩ rằng tất cả những điều trên đều vô nghĩa, không đáng bận tâm, thì thật sự bạn đã lầm. Khách hàng và đối tác sẽ liên hệ với công ty bạn hay không phần lớn là dựa vào những điều này, vì chúng thể hiện tính nghiêm túc, tính chuyên môn và thái độ làm việc của công ty bạn.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Nhãn mác, bao bì và mức độ quan trọng



Việc công bố đầy đủ, rõ ràng các thông tin cơ bản thể hiện chất lượng sản phẩm trên bao bì, nhãn mác là điều quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và năng lực cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.

 Các con số to nhỏ thể hiện trên bao bì luôn nói lên giá trị của sản phẩm và người tiêu dùng không nên bỏ qua chi tiết này khi chọn mua hàng. Mua hàng theo thói quen thương hiệu hoặc sự bắt mắt của bao bì mà không lưu tâm đến các thông tin trên nhãn mác là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mua phải hàng giả, nhái hay hàng kém chất lượng.

Do vậy, nhãn mác hàng hóa là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn được sản phẩm theo đúng mong muốn. Và họ có quyền được biết đầy đủ thông tin về bản chất của sản phẩm để có sự lựa chọn chính xác nhất.

Đề cập đến tầm quan trọng của việc công bố thông tin sản phẩm trên bao bì, nhãn mác hàng hóa tại hội thảo “Những con số biết nói” diễn ra ngày 20/8 ở Hà Nội, ông Bạch Văn Mừng - Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết: “Thực trạng hiện nay là không ít doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh khi trình bày nhãn mác sản phẩm đã thiếu minh bạch hoặc không trung thực trong thông tin giới thiệu sản phẩm...

nhan mac, bao bi, lam nhan mac, in bao bi

Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng ngộ nhận về tính năng của hàng hóa, sản phẩm và thất vọng khi không được như mình trông đợi. Đây là hiện tượng không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, khiến họ thiệt hại vì mua phải hàng hóa không đúng với giá trị”.

Trong dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dự kiến được trình Quốc hội thông qua trong năm nay có điều khoản quy định nghĩa vụ của người sản xuất hàng hóa phải cung cấp thông tin về sản phẩm của mình một cách công khai, minh bạch. Hiện nghị định 89/2006/NĐ-CP đã quy định các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hàng hóa được thể hiện cụ thể trên nhãn mác.

Đây là căn cứ giúp tiêu dùng nhận biết, lựa chọn và sử dụng; giúp nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hóa và giúp các cơ quan chức năng dễ dàng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

Tuy nhiên, về phía người tiêu dùng, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa, nội dung của chỉ dẫn trên nhãn mác. Bởi vậy, theo ông Bạch Văn Mừng, giới truyền thông phải tích cực hơn nữa trong việc thông tin đến người tiêu dùng, tuyên truyền và hướng dẫn cho họ về thói quen đọc hiểu bao bì sản phẩm trước khi quyết định chọn lựa; giúp họ chọn sản phẩm có chất lượng, đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mình mua.

Ví dụ thông tin về độ tuổi của sản phẩm đặc biệt quan trọng đối với một số ngành hàng đồ gỗ, các loại thực phẩm cần ủ men, rượu, xì gà... vì nó thể hiện chất lượng và giá trị của sản phẩm. Với những loại sản phẩm này, độ tuổi càng cao, giá trị sản phẩm càng lớn.

Cũng trong hội thảo "Những con số biết nói", ông Peter Prentice - người đạt danh hiệu “Keeper & Master of The Quaich” (danh hiệu dành cho người có cống hiến lớn cho ngành sản xuất whisky, ngành công nghiệp nổi bật của Scotland), đã nêu một vài dẫn chứng thú vị trong lĩnh vực của mình. Đối với các sản phẩm whisky thì thông tin bao bì gần như là nguồn duy nhất để người tiêu dùng tự thẩm định giá trị của hàng hóa trước khi mua hàng. Đây là một trong các dòng sản phẩm thuộc loại "hàng càng lâu năm càng quý".

Con số về độ tuổi sản phẩm luôn được ghi trên bao bì theo như điều lệ của Hiệp hội đại diện cho loại thức uống nổi tiếng của Scotland này. Đó là con số năm tối thiểu bắt buộc của các loại thức uống ủ trong thùng gỗ sồi được đem pha với nhau. Thông thường là các con số như 12 - 18 - 25 năm... vừa để công bố về độ tuổi, vừa để thể hiện đẳng cấp và chất lượng của sản phẩm. Riêng đối với những loại không ghi tuổi thì có thể ngầm hiểu chỉ có tối đa là 3 năm tuổi.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

In ấn bao bì



In Bao bì là khâu không thể thiếu đối với bất kỳ một nhà sản xuất phân phối sản phẩm nào trên thị trường. Bao bì ngoài chứng năng bao chứa, bảo vệ sản phẩm còn được sử dụng là một phương tiện marketing vô cùng hiệu quả bởi tính trực tiếp trong tiếp xúc thị giác và gần gũi với người tiêu dùng trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.

in an bao bi, in bao bi, bao bi
 
Một ấn phẩm bao bì chuyên nghiệp được hình thành cần phải thông qua hai bước cơ bản:

1 – Thiết kế tạo mẫu để tạo ra được mẫu thiết kế bao bì chuyên nghiệp với phong cách ấn tượng, nổi bật cùng một layout thiết kế hài hòa giữa bố cục, màu sắc và các thông tin cần truyền tải;

2 – In bao bì chất lượng cao nhằm tạo ra một sản phẩm bao bì hoàn chỉnh, phát huy được công năng chính và truyền tải được những nội dung đã thiết kế.

Như vậy Thiết kế Bao bì đẹp là công đoạn khởi đầu nhằm tạo ra “linh hồn” của bao bì còn In ấn là công đoạn hoàn thiện định hình nên một bao bì do vậy khâu in bao bì đặc biệt quan trọng mang tính then chốt trong cả một quá trình tạo nên một sản phẩm bao bì hoàn chỉnh.

In Bao bì ngày nay rất đa dạng và phong phú về chất liệu, kiểu cách cũng như công nghệ in ấn bao bì. Chính tầm quan trọng của bao bì và sự cạnh tranh khốc liệt diễn ra không ngừng giữa các nhà phân phối sản phẩm khác nhau trên thị trường thông qua việc đầu tư vào hình thức bao bì nhằm tạo sức hút, chiếm lĩnh thị phần và kích thích tiêu dùng dần dần đã hình thành cho nó một thị trường cung cấp riêng nhất định của các công ty in bao bì.

Về chất liệu làm bao bì có 2 nhóm cơ bản là Plastic và Giấy, mỗi nhóm trên lại có rất nhiều các biến thể chất liệu khác nhau. Và người ta có thể sử dụng đơn hoặc kết hợp 2 hay nhiều hơn các lớp chất liệu khác nhau trong cùng một nhóm hoặc trên cả 2 nhóm để tạo ra rất nhiều các chất liệu bao bì phức hợp khác nhau như màng HDPE, PP, PVC,… giấy Carton, Duplex hay màng ghép, bao bì phức hợp v.v…

Về công nghệ in ấn – có thể kể đến một số công nghệ được sử dụng phổ biến hiện nay như: In Offset, In Ống đồng, In Flexo. Tùy thuộc vào tính chất vật liệu và mục đích sử dụng mà công đoạn in bao bì sẽ lựa chọn công nghệ phù hợp nhất để áp dụng.

In Offset thường được áp dụng cho nhu cầu in bao bì chất lượng cao với vật liệu in thường ở dạng tờ rời do vậy chủng loại vật liệu in được sử dụng đa dạng, hình thức bao bì cũng như số lượng cũng được đáp ứng linh hoạt hơn và có thể tạo ra những sản phẩm bao bì với chất lượng hình ảnh in ấn đạt mức cao nhất.

In Flexo là phương pháp in thường sử dụng vật liệu in ở dạng cuộn với ưu điểm là khả năng khép kín các công đoạn sản xuất thành phẩm từ in đến ép nhũ, tráng phủ, bế de-mi, tách rìa, thu cuộn…  trong cùng một dây chuyền (inline),… đáp ứng nhu cầu bao bì dán nhãn tự động trên các chai, lọ như dầu gội đầu, dầu nhớt, mỹ phẩm. Đối với những loại sản phẩm này, phương pháp in Flexo luôn phát huy những ưu điểm tối ưu và trở thành sự lựa chọn tốt nhất cả về chất lượng lẫn chi phí sản xuất.

In Ống đồng cũng là phương pháp in vật liệu dạng cuộn sử dụng màng polime là loại vật liệu duy nhất được áp dụng -  đáp ứng yêu cầu màng phức hợp (ghép) phục vụ cho các nhu cầu túi đựng nhiều lớp sử dụng trong ngành đóng gói thực phẩm, dược phẩm,… In ống đồng có ưu thế vượt trội về tốc độ in và vòng đời sử dụng bản in do được chế tạo từ kim loại đồng mạ crom.

Hãy đến với chúng tôi, Apsara sẽ hoàn toàn có thể đáp ứng được cho Quý khách hàng những sản phẩm bao bì đạt chất lượng cao nhất với giá cả hợp lý trong thời gian đáp ứng nhanh nhất.