Những
quả bom, thủy lôi khổng lồ được Mỹ ném xuống chiến trường Việt Nam
không được ghi ký hiệu,nhãn mác,
mã số. Hầu hết chúng có sức công phá cực lớn và gây sát thương cao.Hình ảnh, hiện
vật trong triển lãm "Khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh vì cuộc sống
bình yên" tại Bảo tàng công binh, Hà Nội cho ta thấy phần nào sự khắc nghiệt
của chiến tranh.
Quả
bom lớn nhất ở giữa là bom phát quang 12000LBS, nặng 7 tấn được Mỹ thả xuống
khu vực Gia Lai. Trọng lượng và kích thước của quả bom lớn đến nỗi nó chỉ được
chở bằng máy bay vận tải C130 và mỗi chuyến bay cũng chỉ chở được tối đa 2 quả.Theo
thiếu úy Phạm Nguyễn Điệp, cán bộ bảo tàng công binh thì quả bom này và nhiều quả
bom cùng loại khác thả xuống Việt Nam đều không được ghi ký hiệu, nhãn mác, mã số.
Loại
bom này được chế tạo nhằm phát quang cây cối làm bãi đáp trực thăng hoặc dàn trận địa
pháo. Với cơ chế hoạt động đặc biệt, quả bom được kích nổ ngay trên mặt đất
(không tạo ra hố bom) và có thể san phẳng mọi thứ trên một diện tích lên tới
100.000 m2.
Quả
thủy lôi lớn nhất từng rơi xuống cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) cũng không có ký hiệu,
mã số. Nó có đường kính trên 2,5m, chứa 180 kg thuốc nổ C4. Theo các tài liệu
thu thập được, loại thủy lôi này là "vũ khí tối mật", chỉ có 10 quả
và đều được sử dụng ở Việt Nam. Được biết, chi phí để nghiên cứu và sản xuất 10 quả thủy lôi này ước tính lên tới 1 tỷ USD (theo thời giá năm 1965).
Chính
vì thế Việt Nam
là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng do bom mìn sót lại sau chiến tranh. Sau nhiều
cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, bom mình do quân đội nước ngoài mang đến tàn
phá còn sót lại ước đến hàng trăm nghìn tấn, rải rác trên khắp lãnh thổ, đặc biệt
các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam,
Quảng Ngãi...Dưới đây là hình ảnh một số bom thủy lôi khác
Theo
thống kê chưa đầy đủ, từ sau chiến tranh đến năm 2000 cả nước đã có hơn 100.000
người chết và bị thương do bom mìn sót lại sau chiến tranh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét