Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Lúc nào cần thay đổi nhãn hiệu?



Đối với nhiều thị trường và đa dạng hóa các dòng sản phẩm khiến các công ty đa nhãn hiệu/nhãn mác ngày nay đã tung ra thị trường hàng loạt các nhãn hiệu để phân tán rủi ro.Tuy nhiên, từ thập niên 90, ngày càng nhiều công ty đã nhận ra rằng rất nhiều trong số các nhãn hiệu của họ không hề có giá trị đối với công ty.

80% thành quả họ đạt được chủ yếu là do 20% các nhãn hiệu/nhãn mác đem lại. Vậy các công ty này nên xử lý thế nào? Liệu có nên sàng lọc và mạnh tay loại bỏ các nhãn hiệu/nhãn mác không đem lại lợi nhuận không? Nếu nhất thiết phải làm như vậy thì có cách nào để giữ lại khách hàng của mình không, hay ít ra là không làm khách hàng phật ý?

in an nhan mac, lam nhan mac, nhan mac, nhan

Tại sao cần loại bỏ nhãn hiệu/nhãn mác?

Trước khi đi đến quyết định chia tay với một nhãn hiệu/nhãn mác bất kỳ, bạn cần phải xác định rõ vị trí của nhãn hiệu đó trong tập hợp các nhãn hiệu bạn đang có và việc rút nhãn hiệu ra khỏi một thị trường cụ thể sẽ không đồng nghĩa với việc loại bỏ hẳn nhãn hiệu đó. Tuy nhiên thực tế kinh doanh cho thấy, có những nhãn hiệu đã từng rất nổi tiếng lại không nên duy trì nữa. Theo Martin Roll, chuyên gia tư vấn chiến lược hàng đầu châu Á, thì có 5 lý do để bạn loại bỏ một nhãn hiệu ra khỏi thị trường.

1. Chi phí để đổi mới nhãn hiệu quá lớn so với lợi nhuận mà nó thu được. Công ty quyết định loại bỏ, thay vì đổi mới nhãn hiệu, chính là do những thiệt hại mà bạn phải chịu thấp hơn nhiều so với việc đầu tư để làm mới nó. Tài chính luôn là yếu tố quan trọng và vì vậy, khi một nhãn hiệu không còn đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất thì việc chủ động từ bỏ, chuyển nhượng hoặc đơn giản là để nó tự biến mất luôn là những lựa chọn khôn ngoan.

2. Một khi nhãn hiệu đã tạo nên hình ảnh tiêu cực thì rất khó để cải thiện hình ảnh đó. Ví dụ, thuốc lá là mặt hàng luôn bị đặt dưới sự kiểm soát gắt gao của các cơ quan luật pháp, do đó, chỉ giữ lại nhãn hiệu tốt nhất và loại bỏ các nhãn hiệu khác là điều có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Chính vì lý do này mà Philip Morris Companies đã đổi tên Altria Group để thoát khỏi hình ảnh tiêu cực của nhãn hiệu cũ và để bảo vệ những nhãn hiệu khác như Kraft.

3. Đầu tư quá dàn trải vào nhãn hiệu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đầu tư cho từng nhãn hiệu. Một trong những hãng sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới Unilever năm 1999 đã phát hiện ra rằng họ có tới …1600 nhãn hiệu, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 400 nhãn hiệu đem lại 90% lợi nhuận cho hãng, còn 1200 nhãn hiệu kia chỉ đạt mức lợi nhuận tối thiểu, thậm chí thua lỗ. Đương nhiên sớm hay muộn điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới việc đầu tư vào các nhãn hiệu thành công. Đó chính là lý do để Unilever triển khai một chương trình loại bỏ nhãn hiệu.

4. Sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu của cùng một lĩnh vực. Nhiều công ty tạo ra các nhãn hiệu mà lại quên mất rằng chúng vô tình hướng tới cùng một đối tượng khách hàng và trở thành các đối thủ bất đắc dĩ của nhau. Do đó, khi đã xác định được một nhãn hiệu đi đầu trong một lĩnh vực, thì bạn nên nghĩ tới việc từ bỏ các nhãn hiệu yếu hơn trong lĩnh vực đó.

5. Công ty không tin tưởng vào sức mạnh của nhãn hiệu. Khi công ty không tin tưởng rằng nhãn hiệu của mình sẽ hoạt động hiệu quả thì họ sẽ không mấy chú trọng đầu tư cho nhãn hiệu đó. Kết quả là nhãn hiệu sẽ bị thị trường đào thải.

Loại bỏ nhãn hiệu như thế nào?

Chia tay với các nhãn hiệu đã từng đem lại lợi nhuận cho bạn quả là một việc khó khăn, một quá trình gian nan và đòi hỏi bạn phải thật khéo léo. Thông thường, các công ty thường cho rằng việc loại bỏ một vài nhãn hiệu nào đó sẽ làm họ mất khách hàng. Đây cũng chính là trở ngại lớn đối các công ty khi cơ cấu lại bộ nhãn hiệu của mình. Mặt khác, việc hoạch định lộ trình chi tiết để chấm dứt sự tồn tại của một nhãn hiệu cũng không đơn giản, chưa kể nguy cơ mất quyền lợi đối với nhãn hiệu cũng là một vấn đề không nhỏ. Bằng chứng là nhiều năm sau này, Procter & Gamble vẫn còn bị ám ảnh bởi nhãn hiệu giấy vệ sinh White Cloud và Charming mà mình đã loại bỏ.

Trước khi thực hiện chương trình tái cơ cấu nhãn hiệu, bạn cần xác định xem liệu công ty có sở hữu quá nhiều nhãn hiệu không. Nirmalya Kumar, một chuyên gia về tiếp thị và thương hiệu, đã đưa ra 10 câu hỏi để xác định mức độ phong phú của nhãn hiệu. Đương nhiên chúng ta nên kết hợp sử dụng các câu hỏi đúng/sai này với các thông tin liên quan đến nhãn hiệu như doanh số, doanh thu, chi phí, thị phần…

- Có phải 50% các nhãn hiệu của chúng ta không đem lại hiệu quả?

- Có phải công ty không thể đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh của mình trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo cho nhiều nhãn hiệu?

- Có phải công ty đang tiêu phí tiền của vào các nhãn hiệu yếu?

- Công ty có song song sử dụng các nhãn hiệu khác nhau cho cùng một sản phẩm tại những nước khác nhau?

- Việc đầu tư vào phân đoạn thị trường, sản xuất hàng hóa, xây dựng nhãn hiệu và tổ chức các kênh phân phối của một nhãn hiệu nào đó có chồng chéo không?

- Khách hàng của công ty có cho rằng các nhãn hiệu của công ty đang cạnh tranh lẫn nhau không?

- Các cửa hàng bán lẻ có phải lưu kho các sản phẩm thuộc một, hay một vài các nhãn hiệu nào đó của công ty hay không?

- Việc tăng cường quảng cáo cho một nhãn hiệu có làm ảnh hưởng tới doanh số của một nhãn hiệu nào khác không?

- Công ty có phải mất quá nhiều thời gian để phân bổ nguồn lực đầu tư cho các nhãn hiệu không?

- Giám đốc của nhãn hiệu này có coi giám đốc của nhãn hiệu kia là đối thủ lớn nhất của mình không?

Sau khi quyết định loại bỏ nhãn hiệu, bạn phải tiến hành một cách có hệ thống 4 bước sau đây:

Bước thứ nhất: tính toán các chi phí riêng và phân bổ các chi phí chung cho các nhãn hiệu để xác định mức lợi nhuận, thị phần và giá trị của từng nhãn hiệu.

Bước thứ hai: quyết định sẽ giữ lại bao nhiêu nhãn hiệu. Việc quyết định giữ lại nhãn hiệu nào phụ thuộc vào mức độ phù hợp của nhãn hiệu với những mục tiêu lâu dài của công ty, hoặc với các phân đoạn thị trường mà công ty đang hoạt động.

Bước thứ ba: đánh giá lại một lần nữa các nhãn hiệu để quyết định sát nhập, bán, cắt giảm đầu tư hay xóa bỏ nhãn hiệu

- Sát nhập nhãn hiệu: là việc chuyển nhượng các đặc tính, đặc điểm, giá trị hay hình ảnh của một nhãn hiệu. Bạn có thể lựa chọn cách này để thu lại một phần khoản tiền đã đầu tư vào nhãn hiệu

- Bán nhãn hiệu: Bán những nhãn hiệu không phù hợp với chiến lược của công ty, ngay cả khi nhãn hiệu đang hoạt động hiệu quả, sẽ giúp bạn loại bỏ bớt số đối thủ cạnh tranh trong tương lai.

- Vắt kiệt nhãn hiệu: Đôi khi việc bán các nhãn hiệu đang được khách hàng ưa chuộng không thực hiện được vì nhiều lý do. Trong trường hợp đó, thay vì tiếp tục tái đầu tư, bạn nên giữ lại càng nhiều lợi nhuận từ nhãn hiệu càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt giảm các chi phí tiếp thị và quảng cáo cho nhãn hiệu, thu hẹp tối đa mạng lưới phân phối cho tới khi nhãn hiệu không thể đứng vững được.

- Xóa bỏ nhãn hiệu: Đối với các nhãn hiệu ngay từ khi tung ra thị trường đã không thành công, bạn nên sớm quyết định xóa bỏ chúng, bất chấp khả năng bị khách hàng phản đối. Khi đó, bạn có thể tăng cường việc phát hàng dùng thử miễn phí, tặng phiếu giảm giá đối với các nhãn hiệu khác để giữ khách hàng,

Bước thứ tư: Phát triển các nhãn hiệu chủ chốt

Sau quá trình sàng lọc và loại bỏ những nhãn hiệu không thành công, lợi nhuận của bạn sẽ có xu hướng tăng lên. Mặc dù vậy, bạn không bao giờ được phép lơ là đối với các mục tiêu lâu dài của mình và phải tập trung thời gian, tiền bạc vào việc phát triển các nhãn hiệu còn lại. Chỉ khi tập trung vào một vài nhãn hiệu mạnh, bạn mới có lợi thế hơn hẳn trước các đối thủ cạnh tranh.

Tuy vậy, vẫn có những người cho rằng không nên loại bỏ mà nên phục hồi nhãn hiệu. Do đó, trong quá trình sàng lọc nhãn hiệu, bạn phải luôn đưa ra những lý do giải thích thỏa đáng, đồng thời tuân thủ nguyên tắc chỉ loại ra những nhãn hiệu yếu. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải nguy cơ khách hàng của mình sẽ tìm đến với các đối thủ cạnh tranh. Vậy nên bạn cần chú ý tới vấn đề này để có thể vẫn loại bỏ được nhãn hiệu yếu, vừa giữ được khách hàng của mình.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa?



Hiện tại có rất nhiều quan niệm khác nhau về "Thương hiệu" và “nhãn hiệu”. Xin lược qua một số quan niệm sau đây:

Từ điển "Longman tiếng Anh kinh doanh" đưa ra định nghĩa:"Thương hiệu" có xuất xứ là dấu hiệu của người sở hữu, thường được thể hiện bằng dấu đóng lên súc vật. Ngày nay thuật ngữ này thường được dùng như tên của người sản xuất, nhãn hiệu thương mại hay một ký hiệu trên hàng hoá, thường được đăng ký và bảo hộ, dùng để người sử dụng có thể dễ dàng phân biệt sản phẩm hay chất lượng sản phẩm ".

- Hiệp hội marketing Mỹ quan niệm rằng “Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định các sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh".

- Nhiều ý kiến cho rằng thương hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào dùng để phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Nói cách khác, thương hiệu là dấu hiệu để nhận biết sản phẩm/dịch vụ.

 in an nhan mac, lam nhan mac, nhan

Để có thể hiểu rõ hơn bản chất thuật ngữ "Thương hiệu", cần phân biệt "Thương hiệu" và "Nhãn hiệu hàng hoá"

Trong các tài liệu hiện nay được phổ biến ở Việt Nam, nhiều tác giả thường tạo ra cho người đọc cảm nhận rằng “thương hiệu” và "nhãn hiệu hàng hoá" là hai thuật ngữ đồng nhất và có thể thay thế nhau.

Tuy nhiên, "thương hiệu" và "nhãn hiệu" không nên xem là những khái niệm đồng nhất. Điều 785 Bộ Luật Dân sự của Việt Nam định nghĩa “Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Qua đó có thể thấy, "Thương hiệu" là khái niệm mang tính chất "bản chất", còn "Nhãn hiệu" mang tính chất "hình thức". Một nhãn hiệu hàng hoá có thể dùng để thể hiện thương hiệu nào đó, nhưng thương hiệu không phải chỉ được thể hiện bằng nhãn hiệu hàng hoá. Mặt khác, thương hiệu có thể chỉ thuần tuý thể hiện bằng một tên gọi và luôn gắn với một tên gọi, còn nhãn hiệu lại có thể bao gồm tên gọi, biểu tượng...

Một thuật ngữ nữa cũng cần được làm rõ để phân biệt với "Thương hiệu", đó là "Tên thương mại".

Việt Nam, tên thương mại được bảo hộ theo Nghị định 54 là "tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh."

Như vậy, có thể thấy "Thương hiệu", "Nhãn hiệu hàng hoá", ""Tên thương mại" là những thuật ngữ không hoàn toàn đồng nhất, mặc dù chúng có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó, thương hiệu có thể được nhận biết nhờ vào nhãn hiệu hàng hóa hoặc/và tên thương mại.

Tóm lại, thương hiệu có thể hiểu về bản chất là danh tiếng của sản phẩm, dịch vụ hoặc của doanh nghiệp mà khách hàng nhận biết nhờ vào nhãn hiệu hàng hoá và những yếu tố ẩn bên trong nhãn hiệu đó.

Thu hút khách hàng từ nhãn hiệu hàng hóa?

Trong các hoạt động kinh doanh ngày nay, nhãn hiệu hay nhãn mác hãng hoá là một phần không thể thiếu đối với các công ty. Tuy nhiên, để nhãn hiệu/ nhãn mác hàng hoá thực sự có thể giúp sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh thì không phải công ty nào cũng thực hiện được.

Nếu công ty có một nhãn hiệu/nhãn mác hàng hoá uy tín, đi sâu vào tâm trí khách hàng thì công ty sẽ có vị thế vững chắc trên thị trường, nhờ đó việc mở rộng thị trường hay tìm kiếm thị trường mới cũng dễ dàng hơn nhiều. Nhãn hiệu/nhãn mác hàng hoá ngoài tính độc đáo, dễ phân biệt, dễ nhớ thì một yêu cầu đặt ra là phải thể hiện được chất xám cũng như công nghệ kỹ thuật của nhà sản xuất đầu tư vào sản phẩm của mình.

Nhãn hiệu/nhãn mác hàng hoá luôn là sự quan tâm hàng đầu khi khách hàng đi mua sám một sản phẩm nào đó. Rất nhiều công ty không biết hay lúng túng khi tạo dựng cho sản phẩm của mình một nhãn hiệu hàng hoá riêng.

in an nhan mac, lam nhan mac, nhan mac

Nhiều công ty thường đặt tên cho sản phẩm của mình một cách tự nhiên, không có sự nghiên cứu, tiếp cận thị trường để tìm hiểu kỹ sở thích hay sự quan tâm của khách hàng, có công ty thiên về sự quen thuộc, có nơi lại lấy tên người thân ra để xây dựng nhãn hiệu/nhãn mác hàng hoá.

Thực tế cho thấy, các công ty lớn, hoạt động kinh doanh mang tính chiến lược luôn tìm ra cho mình những cách thức xây dựng nhãn hiệu hàng hoá phù hợp, mang tính thị hiếu cao, đẩy mạnh việc thu hút khách hàng. Công ty BG Search của Anh đã tổng kết một số xu hướng đặt tên của các công ty lớn:

Đặt tên cho từng sản phẩm khác nhau

Đây là phương thức được nhiều công ty sử dụng nhất. Theo sự đánh giá chung thì nhược điểm của phương pháp này là khá tốn kém cho các lần đăng ký nhãn hiệu/nhãn mác cũng như bảo vệ nhãn hiệu/nhãn mác, nhưng bù lại có thể thu hút được khách hàng khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn đa dạng khác nhau. Các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ phong phú và đa dạng hơn khi có nhiều nhãn hiệu/nhãn mác khác nhau, đồng thời công ty có thể chủ động chống hàng giả. Điển hình là công ty P&G, với cùng một loại hàng nước gội đầu nhưng hãng có tới hàng chục nhãn hiệu khác nhau như Head&Shoulder, Rejoice, Pantene,…

Đặt một tên chung

Phương pháp này góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí tiếp thị. Tuy nhiên, nếu một công ty có nhiều sản phẩm khác nhau thì phương pháp này sẽ có những hạn chế nhất định. Ví dụ như trường hợp nhãn hiệu/nhãn mác DUCK, hãy thử tưởng tượng bạn đánh răng mà lại nghĩ ngay đến nước tẩy rửa xem có bị “ghê” không?

Xây dựng nhãn hiệu/nhãn mác hàng hoá khiến khách hàng liên tưởng đến loại sản phẩm và công dụng

Walkman là nhãn hiệu/nhãn mác head phone của Sony. Từ nhãn hiệu đó giúp khách hàng liên tưởng đến sản phẩm mà người đi bộ có thể dùng được, đồng thời khách hàng sẽ hình dung nó nhỏ bé và tiện lợi. Hoặc như Mostfly khiến khách hàng liên tưởng đến muỗi và ruồi (mosquito và fly).

Đặt tên giúp khách hàng liên tưởng đến chất lượng hàng hoá

Clear làm cho khác hàng biết đến sự sạch sẽ, từ đó dầu gội đầu nhãn hiệu Clear sẽ được chú ý hơn, hay pin Duracell là từ kết hợp của Durable nghĩa là bền với Cell là pin, hay Energizer là tràn đầy sinh lực.

Bên cạnh những phương thức đặt tên trên, nhiều công ty còn sử dụng những nhãn hiệu hàng hoá đặc trưng để khiến sản phẩm của mình thành hàng độc giúp khách hàng dễ nhớ, dễ phân biệt như Xerox, HP,… bởi trong tiếng Anh những từ tận cùng bằng h, x … mà đứng trước nó là nguyên âm rất khó tìm.

Có thể nói, nhãn hiệu hàng hoá là một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động kinh doanh của công ty, Thông qua nhãn hiệu hàng hoá mà khách hàng và người tiêu dùng biết tới hình ảnh của nhà sản xuất và ngược lại. Đồng thời với một nhãn hiệu hàng hoá uy tín, các công ty có thể khẳng định chất lượng sản phẩm của mình.

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày một gay gắt như hiện nay, công ty nào có được một phương pháp tạo dựng nhãn hiệu hàng hoá mạnh và đúng đắn, cùng với chiến lược phát triển, tiếp thị sản phẩm đạt hiệu quả cao thì sẽ có được những khoản lợi nhuận khổng lồ, thu hút được ngày một nhiều khách hàng hơn.

Một yếu tố quan trọng mà các công ty không thể quên trong chiến lược phát triển nhãn hiệu của mình là đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vì công ty chỉ thực sự sở hữu nhãn hiệu hàng đó nếu được cơ quan có thẩm quyền công nhận và bảo hộ.

Mái tóc manocanh (video)



Cái răng cọng tóc là góc con người. Câu nói này rất đúng, với mái tóc thanh lịch, trẻ trung hay cá tính đều làm cho mọi người có cách nhìn riêng biệt. Hôm nay chúng tôi chia sẽ với các bạn 4 kiểu tóc rất trẻ trung , cá tính và đặc biệt với với mái tóc manocanh là nổi bật nhất nếu bạn muốn tạo cho mình một nét ngây thơ, luôn trẻ nhất với mọi người.

Dưới đây là clip hướng dẫn tạo các mẫu tóc đẹp cho các bạn nữ.



Kiểu 1: Mái tóc Manocanh

- Chia tóc mái thành 2 lớp.

- Dùng máy là cho tóc ốp thẳng trước trán.

- Làm tương tự với phần mái còn lại.

- Khi tóc vẫn còn nóng, dùng lược tròn chải mái cho phồng vào trán.

Kiểu này hợp với trang phục kiểu búp bê.

Kiểu 2: Casual

- Hất mái ra sau và chia ngôi lệch khoảng 2/3.

- Dùng máy là tạo nếp cho tóc lệch sang 1 bên.

Kiểu này rất đơn giản và hợp với mọi hoàn cảnh.

Kiểu 3: Cá tính

- Rẽ ngôi giữa, lấy 1 lọn tóc bên mang tai và xoắn nhẹ.

- Vắt lọn tóc ngang trán, cố định lại phần tóc mái.

- Dùng cặp tăm ghim chặt.

Kiểu tóc đơn giản dành cho phong cách hippe, bohochic.

Kiểu 4: Trẻ trung

- Chải ngược tóc ra sau và lệch một bên.

- Túm lấy phần ngọn tóc mái, và đẩy nhẹ lên để tạo độ phồng.

- Cố định lại với ghim kẹp.

Bạn có thể diện kiểu tóc này khi đi chơi hay đi shopping.

Hãy thường xuyên sáng tạo với phần tóc mái để cập nhật phong cách mới lạ mỗi ngày!

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Bìa hồ sơ đẹp (profile)



Những ấn phẩm quảng cáo cơ bản thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu là thông qua bìa kẹp hồ sơ, hay là còn gọi là folder. Bìa hồ sơ được thiết kế xem như một profile của công ty, trong đó một số dịch vụ được in profile và lồng vào bên trong. Đặc biệt trong việc giao dịch với khách hàng, bạn có thẻ đưa tài liệu, hợp đồng, báo giá và cả những đĩa CD để giới thiệu về công ty.

Công dụng của bìa hồ sơ rất cao do vậy việc thiết kế một bìa hồ sơ ấn tượng cũng cục kỳ quan trọng, để truyền tải thông điệp muốn mang đến cho khách hàng, những thông tin sản phẩm và dịch vụ giới thiệu đến cho khách hàng.

Các yếu tố chú trọng khi thiết kế một bìa hồ sơ bao gồm:
- Hình ảnh rõ nét, sang trọng và ấn tượng
- Nội dung cô đọng, bao quát
- Thông điệp phải rõ ràng,

Chúng tôi mang đến cho quý vị những mẫu folder được xem là ấn tượng và tiện ích. Rất hy vọng quý công ty có thể có quyết định để thiết kế và in ấn một bộ hồ sơ giới thiệu năng lực công ty.

kep file, bia ho so dep


kep file, bia ho so dep

kep file, bia ho so dep

kep file, bia ho so dep
 
kep file, bia ho so dep

Bao bì thư đẹp



Bao thư là hình ảnh đầu tiên mà khách hàng nhìn được khi bạn gửi bất kỳ một nội dung văn bản, công văn, thư mời . . .Bao thư được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều trường hợp. Nhưng ít ai hiểu được quy trình sản xuất một bao thư như thế nào? thời gian mất bao lâu? In ấn một bao thư sử dụng chất liệu giấy như thế nào? In bao thư bao nhiêu màu thì hợp lý? Công đoạn gia công bao thư ra sao?

Thông thường để in ấn một bao thư đáp ứng được yêu cầu, mục đích sử dụng trải qua các bước sau:

Chọn kích thước in bao thư cho phù hợp với mục đích sử dụng:

- Nếu dùng cho thư mời hội nghị, hoặc gửi thư chào hàng, thư mời tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng, hay gửi leaflet giới thiệu sản phẩm nên in bao thư A4 kích thước bao thư 12cm*22cm, nắm bao thư khoảng 2cm.

- Nếu sử dụng bao thư để gửi hợp đồng, bảng hồ sơ năng lực, hay hồ sơ quan trọng, chúng ta nên sử dụng bao thư lớn. Kích thước bao thư lớn 23cm*35cm.

Chọn loại giấy in bao thư sao cho phù hợp: Nên sử dụng loại giấy Fort từ 80 gsm cho đến giấy fort 120 gsm để cho bề mặt bao thư cứng thể hiện sự trang trọng. Trong một số sự kiện quan trọng, chúng ta có thể sử dụng giấy mỹ thuật để in bao thư như : Econo, Elica, Staline, Conqueror . . .

Chọn màu sắc in trên bao thư sao cho phù hợp: Đa phần bao thư được in trên các loại giấy fort, tính chất bề mặt giấy sần, , , độ thấm mực cao, độ tương phản màu sắc thấp, vì vậy khi in nên in màu đơn giản, không nên in nhiều hình ảnh sẽ không đẹp. trong một số trường hợp cần màu sắc tươi, đúng theo màu logo thì khi in phải chọn cách in màu pha, hoặc màu pha dạ quang.

Công đoạn gia công bao thư: Bao thư sau khi được in xong sẽ chuyển sang công đoạn gia công bao thư bao gồm, bế bao thư theo hình dáng để tạo nếp gấp, sau khi tạo nếp gấp bao thư sẽ được dán lại theo từng đường nếp gấp. Thông thường bao thư được dán bằng tay hoặc bằng máy, nếu số lượng khoảng 10,000 - 20,000 thì sẽ dán bằng máy để đáp ứng được tiến độ thời gian.

Thời gian thực hiện một lô hàng bao thư trung bình khoảng từ 3 - 5 ngày,  còn tùy thuộc vào số lượng, độ phước tạp. Nhaquangcao đưa ra những vấn đề sau đây giúp cho khách hàng nắm thông tin trước khi tiến hành in bao thư.

Một số mẫu bao bì thư đẹp: 

bao thu dep, phong bi dep 

bao thu dep, phong bi dep

bao thu dep, phong bi dep

bao thu dep, phong bi dep


 

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Những mẫu bao bì đẹp (phần 2)



Những mẫu bao bì đẹp
Bài trước chúng ta đã xem những bao bì đẹp đã phần nào đó làm tăng sự sáng tạo và cảm nhận được những điều mới lạ trong bao bì sản phẩm. Bài này chúng ta sẽ đến những mẫu bao bì dẹp phần 2.

Mẫu bao bì sản phẩm có thể khiến người mua hàng ấn tượng và được tái sản xuất trong nhiều năm là một trong những thử thách thật sự của các nhà thiết kế đồ họa.

Bao bì đẹp không chỉ là vỏ bọc bên ngoài của sản phẩm mà còn là công cụ để giúp giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng cho bạn. Vì vậy, bạn việc thiết kế và in ấn bao bì cần phải chú trọng thật kỹ lưỡng.

Dưới đây là bộ sưu tập thiết kế bao bì sản phẩm đẹp phần 2 đã khiến người tiêu dùng vô cùng thích thú. Apsara chia sẻ những hình ảnh này không chỉ với mục đích gợi cảm hứng cho các nhà thiết kế bao bì sản phẩm mà còn muốn đem lại sự thú vị cho bạn đọc mỗi ngày bởi sự độc đáo của bao bì.

bao bi dep, mau bao bi, in an bao bi, bao bi san pham,

bao bi dep, mau bao bi, in an bao bi, bao bi san pham,

bao bi dep, mau bao bi, in an bao bi, bao bi san pham,

bao bi dep, mau bao bi, in an bao bi, bao bi san pham,

bao bi dep, mau bao bi, in an bao bi, bao bi san pham,

bao bi dep, mau bao bi, in an bao bi, bao bi san pham,